Soạn bài Yêu và đồng cảm, Kết nối tri thức Ngữ văn 10 

Soạn bài Yêu và đồng cảm Kết nối tri thức 10 để học sinh bước đầu nắm được các nội dung chính của văn bản. Trang phân tích văn học The POET Magazine sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết những ý chính của văn bản, từ đó hiểu sâu những giá trị nội dung và nghệ thuật tác giả muốn truyền tải.

Table of Contents

Soạn Yêu và đồng cảm trước khi đọc văn bản

Tóm tắt Yêu và đồng cảm trong sách Văn lớp 10: Yêu và đồng cảm là đoạn trích thuộc tác phẩm Sống vốn đơn thuần của tác giả Phong Tử Khải, đoạn trích mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chi bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Văn bản nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người hoạ sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như trẻ em, luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa cây cỏ,… Văn bản khẳng định quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

yêu và đồng cảm
Soạn bài Yêu và đồng cảm trước khi đọc

Câu 1: Em hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là đã biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui, ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.

Câu 2: Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội hoạ, âm nhạc,… )? thử lí giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

Khi còn nhỏ tuổi, chúng ta đã tập hát theo các bài hát dành cho tuổi mẫu giáo và thích vẽ dù nét vẽ vẫn còn nguệch ngoạc, thích đọc truyện tranh. Và vì vậy khi lớn lên và có dịp đứng trước một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội hoạ, âm nhạc) ai cũng có cảm xúc. Với tôi, tôi thích những tác phẩm nghệ thuật viết hoặc vẽ về thiên nhiên và thường có những cảm xúc nhẹ nhàng khi được ngắm nhìn, nghe và đọc những tác phẩm đó. Lí giải vì sao ư? Là vì, tôi sinh ra một miền quê thanh bình bát ngát với cánh đồng lúa và có cánh cò, có những dòng sông êm đềm. Cho nên, mỗi khi như vậy tôi thường thấy lòng mình trào lên cảm xúc yêu mến quê nhà và hồi ức những kỉ niệm bé thơ hồn nhiên. Tóm lại, tôi yêu cái thiên nhiên, trong trẻo, yên bình.

Đọc văn bản Yêu và đồng cảm

Sau khi tiếp cận được định hướng của tác phẩm, học sinh đọc và phân tích chi tiết nội dung có trong văn bản theo yêu cầu. Bạn tham khảo câu trả lời, sau đó đưa ra cảm nhận của bản thân, ví dụ nói lên ấn tượng của bản thân về cách mở đầu bài viết bằng câu chuyện. Các câu hỏi được đưa ra nhằm mục đích hướng bạn về đúng nội dung chính văn bản muốn đề cập.

yêu và đồng cảm soạn bài
Soạn bài Yêu và đồng cảm phần đọc văn bản

Câu 1: Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với em?

Ấn tượng khi đọc câu chuyện mở đầu bài viết:

– Cảm thấy hứng thú, háo hức, hiếu kì về nội dung bài viết.

– Câu chuyện về chú bé gợi sự đồng cảm với cách suy nghĩ của chú bé.

– Ấn tượng về một cách mở đầu bài viết rất thú vị, gợi sự xúc cảm với tuổi mới lớn.

Câu 2: Tác giả cảm phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Tác giả cảm phục chú bé không chỉ vì sự chăm chỉ mà còn cảm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ vì chú thấy đồng cảm với chúng, hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật.

Câu 3: Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

* Nội dung trọng tâm của từng phần được đánh số:

– Đoạn (1): kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong phòng; đoạn (2): cái nhìn của người họa sĩ với mọi vật; đoạn (3): nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ; đoạn (4): tấm lòng đồng cảm với mọi thứ của người nghệ sĩ; đoạn (5): tấm lòng đồng cảm của trẻ em và chất nghệ sĩ trong mỗi con người; đoạn (6): giá trị của tuổi thơ.

* Sự liên kết giữa các phần được đánh số trong văn bản:

– Về nội dung: Nội dung của các phần đều có sự liên kết với nhau, nội dung đoạn sau có sự liên kết với nội dung, vấn đề của đoạn trước như ở đoạn (1) nhắc đến cách nhìn đồ vật của chú bé khi xếp đồ giúp tác giả thì nối tiếp đó đoạn (2) nhắc đến cái nhìn mọi vật của người nghệ sĩ, có sự liên hệ với chú bé ở đoạn (1).

– Về hình thức: giữa các phần được đánh số đã có sự liên kết với nhau, được nối với nhau bởi các phép liên kết như đoạn (2) được liên kết với đoạn (3) bằng phép lặp những từ “họa sĩ”, “tấm lòng”,…

Câu 4: Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm:

Mọi người nhìn dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cây; người nghệ sĩ phải  đồng điệu đồng cảm với đối tượng miêu tả để có thể tạo nên những tác phẩm xuất sắc nhất, trở thành người có nhân cách vĩ đại; người nghệ sĩ phải có tấm lòng bao la, đồng cảm với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật. Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặc tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm.

Câu 5: Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ:

Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng cảm với mọi người với mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật; đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa ; cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả; tâm hồn trẻ em luôn trong sáng, ngây thơ, cảm nhận mọi thứ qua thế giới nội tâm; trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất; trẻ em luôn đặt tình cảm vào mọi hành vi của chúng, có tuổi thơ hạnh phúc, ít ưu tư.

Câu 6: Theo em, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Sức hấp dẫn và sự thuyết phục của văn bản sẽ bị giảm đi.

– Người đọc sẽ thấy mơ hồ khi bắt đầu đọc từ đoạn (2), dẫn đến việc khó có thể nắm bắt và hiểu được nội dung văn bản

– Văn bản sẽ không còn mạch lạc, thiếu sự liên kết giữa đoạn mở đầu với những đoạn sau.

Câu 7: Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy?

Đôi mắt xanh non là chỉ đôi mắt của trẻ con, nhìn đời một cách ngây thơ, hồn nhiên nhất để cảm nhận thế giới trong một màu hồng tươi đẹp. Nhìn đời bằng đôi mắt của trẻ nhỏ sẽ giúp ta cảm nhận cuộc sống dưới một góc độ tươi đẹp hơn, không có sự mệt mỏi và chỉ đầy niềm vui, hạnh phúc. Qua đó, nhà thơ muốn quay trở lại tuổi thơ, trở lại hình hài của một đứa trẻ để cảm nhận được tình yêu, niềm hạnh phúc khi được vui chơi mà không cần lo nghĩ.

Kết nối đọc – viết tác phẩm Yêu và đồng cảm

Sau khi đã nghiên cứu các yếu tố thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, bạn có thể viết một đoạn văn thể hiện suy nghĩ.

yêu và đồng cảm soạn văn
Kết nối đọc – viết Yêu và đồng cảm

Đề bài được đưa ra: Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Sự đồng cảm, sẻ chia 

Dàn ý 1

I. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội.

II. Thân bài

Giải thích

– Đồng cảm: là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.

– Sẻ chia: cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn…

– Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.

Bình luận

Cuộc sống đầy những khó khăn vì vật cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia

– Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

– Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, đôi kho chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau

– Đối với người nhân

– Đối với người cho

– Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay

Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

– Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

– Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: vai trò của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và chia sẻ

Ví dụ: Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. Chính vì thế mà ta nên biết chia sẻ và thông cảm với những người xung quanh.

II. Thân bài

Giải thích đồng cảm và chia sẻ

Đồng cảm là gì?

– Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng.

– Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác.

Chia sẻ là gì?

– Là san sẻ những gì mình có với người khác.

– Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ.

– Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện.

Bàn luận

a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

– Giữa con người với con người.

– Giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

– Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ

– Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

– Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiểu đối với những người gặp khó khăn.

– Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,

c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ

– Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ.

– Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

– Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của họ trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và chia sẻ

– Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ.

– Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh.

Đoạn văn 150 từ:

Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và… không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc. Mỗi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai: trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh (thương tật hoặc nhiễm chất độc màu da cam… ), khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, của bệnh tật quái ác, của cảnh ngộ éo le khác… Họ cần sự giúp đỡ, đồng cảm, sẻ chia của người khác và của cộng đồng. Ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống của họ. Sự đồng cảm có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn.

Kết luận

Soạn bài Yêu và đồng cảm cho thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn trẻ em đầy trong sáng. Tác giả dùng những lí lẽ và luận điểm sắc bén để thuyết phục người đọc. Trong văn bản cũng có nhiều ngôn từ cô đọng, xúc tích, gây ấn tượng mạnh.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *