Soạn Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta

Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta giúp học sinh hiểu thông điệp: Bộ phim là một hồi chuông giục giã về việc bảo vệ môi trường.

www.thepoetmagazine.org cùng bạn trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa chi tiết là cách để học sinh tìm hiểu về series phim, đồng thời thấu hiểu sự lo ngại từ tác giả Lâm Lê.

Table of Contents

Trước khi đọc

Trước khi soạn văn Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta chi tiết, học sinh cần trả lời câu hỏi dẫn dắt. Đây là nội dung cần thiết giúp bạn hình dung về loạt phim tài liệu và điều tác giả muốn nhắn nhủ.

Câu 1: Em đã từng xem những bộ phim nào nói về sự sống trên Trái Đất? Hãy chia sẻ điều em tâm đắc về một trong những bộ phim.

* Một số bộ phim nói về sự sống trên Trái Đất.

– “Một cuộc đời trên hành tinh của chúng ta” – Davis Attenborough (2020): NGoài bộ phim tài liệu này, Davis Attenborough cũng đã sản xuất một loạt các tác phẩm nổi bật khác trong suốt sự nghiệp phát thanh kéo dài hơn sáu thập kỉ của mình, bao gồm “Cuộc sống trên Trái Đất” (Life on Earth), “Hành tinh Trái Đất ” (Planet Earth). Những loạt phim tài liệu gốc hợp tác với Netflix “Hành tinh của chúng ta” (Our Planet). Những loạt phim về thế giới hoang dã của David Attenborough đã lan tỏa khắp thế giới và thu hút hàng tỷ người xem. Với những cống hiến lớn đặc biệt của mình, David Attenborough đã được nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ năm 1985.

– Con tàu Titanic – Titanic (1997).

– Đại hồng thủy – Noah (2014).

– Thảm họa sóng thần – The Impossible (2012).

* Chia sẻ điều em tâm đắc về một trong những bộ phim ấy:

– “Một cuộc đời trên hành tinh của chúng ta” – thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất.

Kể từ năm 1970, số lượng động vật hoang dã trên trái đất đã giảm tới 70%. Một nửa diện tích rừng nhiệt đới của thế giới đã mất đi và thập kỷ vừa rồi được ghi nhận là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử. Tất cả những hậu quả đó đều xuất phát từ tác động của con người đối với thiên nhiên. Đây là lời cảnh tình cho tất cả chúng ta, được truyền tải mạnh mẽ qua thông điệp gửi gắm từ nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh David Attenborough, trong bộ phim tài liệu mới nhất của mình mang tên “Một cuộc đời trên hành tinh của chúng ta” thông điệp gửi gắm từ nhà tự nhiên học nổi tiếng (A Life On Our Planet).

Tối 12 – 11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Anh và Đại sứ quán Italia tại Việt Nam cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đồng tổ chức buổi công chiếu phim “Một cuộc đời trên hành tinh của chúng ta” của David Attenborough.

Trong suốt cuộc đời gần một thế kỷ của mình, nhà tự nhiên học 93 tuổi David Attenborough đã dành hơn 60 năm say mê tìm hiểu về hành tinh xanh, đến thăm mọi lục địa trên thế giới, khám phá những nơi hoang dã nhất và mang những điều kỳ diệu của thế giới thông qua những loạt phim lịch tính đột phá của mình.

Ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, niềm đam mê và cống hiến không mệt mỏi cho khoa học vẫn không thể khiến David Attenborough nghỉ ngơi. Trong năm 2020, ông tiếp tục cho ra mắt bộ phim “Một cuộc đời trên hành tinh của chúng ta”, khái quát câu chuyện cuộc đổi của mình thông qua hành trình gần một thế kỷ gắn bó với thế giới tự nhiên.

Trong vai một nhân chứng sống, David Attenborough đã kể câu chuyện chân thực về sự thay đổi của thế giới chỉ trong một đời người. Với lối dẫn truyện truyền cảm đặc trưng, ông dẫn dắt người xem đi xuyên thời gian, cùng ông trải qua hơn sáu thập kỷ khám phá và sống vì thế giới sinh vật, để nhìn thấy những biến đổi tàn khốc và sự suy thoái nhanh chóng mà môi trường tự nhiên đang phải gánh chịu bởi tác động từ con người.

Những con số “biết nói” được David Attenborough truyền tải trong bộ phim đều đủ khiến chúng ta giật mình. Chỉ tính từ năm 1970, số lượng động vật hoang dã trên trái đất đã giảm đến 70%, trong khi một nửa diện tích rừng nhiệt đới của thế giới đã mất đi, và thập kỷ vừa rồi được ghi nhận là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử.

Trước những suy thoái nghiêm trọng của môi trường sống, David Attenborough cảnh bảo, nếu không hành động nhanh chóng và kịp thời, rất có thể tinh hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn chỉ trong vài thập niên tới. Từ đó, nhà tự nhiên học sinh năm 1926 đưa ra những giải pháp để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta, thông qua việc bảo vệ chính hành tinh xanh – ngôi nhà chung của tất cả thế giới sinh vật.

Là một trong những khách mời đặc biệt tại sự kiện, nhà báo – nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm chia sẻ, thế giới tự nhiên đang tàn úa, bằng chứng ở ngay bên cạnh chúng ta, như David Attenborough đã cảnh báo nhân loại trong bộ phim tài liệu mới nhất của mình. Với tầm nhìn mang tính tương lai và những giải pháp mà ông đưa ra, thông điệp quan trọng nhất của bộ phim với chúng ta chính là hành động không phải là để cứu hành tinh của chúng ta mà là để bảo vệ chính chúng ta.

Bộ phim “Một cuộc đời trên hành tinh của chúng ta” do hãng Silverback Films cùng WWF phối hợp sản xuất và được công chiếu tại một số rạp trên toàn cầu từ ngày 28-9-2020, cũng như được phát hành trên nền tảng xem video trực tuyến Netflix.

– Con tàu Titanic – Titanic (1997)

Em rất thích bộ phim Con tàu Titanic”, bởi “Con tàu Titanic” vừa khắc họa được một thảm họa chìm tàu, một cuộc đổi đầu gay gắt giữa thiên nhiên và con người, vừa thể hiện sự ấm áp của tình yêu con người dành cho nhau lúc hoạn nạn.

Bộ phim mở đầu với việc một nhóm thăm dò dưới đáy biển trong thập niên 1990 đã phát hiện ra bức tranh của một người con gái tên Rose DeWitt Bukater (Kate Winslet) trong con tàu Titanic bị đắm đó. Vô tình, việc họ tìm thấy bức tranh và đang chiếu trên TV được một bà lão xem và nhận ra, bà lão ấy chính là cô gái trong bức tranh. Từ đây họ được nghe kể về câu chuyện của người phụ nữ đó trong chuyến tàu Titanic định mệnh. Rose sinh ra ở một gia đình quyền quý ở Philadelphia, mới 17 tuổi cô đã được đính hôn từ thuở ấu thơ tất cả những điều một phụ nữ trẻ trong xã hội mong muốn. Lời hứa hôn của với Caledon Hockley (Billy Zane). Thông minh, đĩnh đạc và xinh đẹp. Rose được dạy dỗ tính kiêu ngạo – là một vận may tuyệt vời với một gia đình đang xuống dốc. Họ được xem Rose với Hockley – người thừa kế nhà máy luyện thép thịnh vượng tại Pittsburgh và có là một cặp đôi hoàn hảo của sự giàu có và địa vị xã hội nhưng đó là sự ép buộc đối với Rose. Quá phẫn uất, Rose định tự tử nhưng được cứu bởi Jack Dawson (Leonardo DiCaprio), một chàng họa sĩ nghèo, phóng khoảng, đang trên đường tìm cơ hội lập nghiệp ở Mỹ. Tình yêu đến với họ thật tự nhiên. Một cảnh nổi tiếng trong phim được dựng thành tượng sáp tại California, San Francisco.

Nhưng chuyến tàu định mệnh đó đã thay đổi toàn bộ số phận của những hành khách trên con tàu cũng như những dự tính, ước vọng của đôi tình nhân Jack và Rose. Một thảm họa đã xảy ra khiến mọi chuyện lệch khỏi quỹ đạo không còn đi theo kế hoạch, tàu Titanic và phải một tảng băng trôi. Người ta nháo nhào tranh nhau một suất xuống thuyền cứu hộ, cướp nhau một cái áo phao. Tồi tệ hơn, giới quý tộc đã khóa cửa không cho những người thuộc tầng lớp bình dân ra ngoài chỉ vì sợ họ tranh mất cơ hội sống của họ. Lúc này Jack đang bị kẹt bên một đường ống dẫn nước vì vướng vào một vụ vu oan giá họa, người ta nghi ngờ anh ăn cắp một chuỗi trang sức quý gia. Nước đang tràn vào tàu, lạnh buốt xương. May sao Rose đã không xuống thuyền cùng mẹ mà chạy đi tìm Jack, kịp thời cứu anh thoát chết trước khi nước ngập vào. Hai người bên nhau cho đến khi con tàu bị dựng đứng lên rồi gãy ra làm đôi. Chỉ có một số nhỏ thoát chết còn hàng ngàn hành khách, đa phần là người thuộc tầng lớp bình dân, đã thiệt mạng. Họ chết vì cái lạnh buốt của nước biển, họ chết vì cái lạnh lùng tàn nhẫn của một số người ham sống sợ chết.

Rose nằm trên một tấm phản gỗ trôi dập dềnh trên mặt biển, còn Jack thì đã vĩnh viễn rời xa cô. Xung quanh cô toàn xác người chết cóng, bản thân cô cũng đã quá mệt mỏi nhưng vì Jack cô đã quyết tâm phải sống. Một chiếc thuyền cứu hộ quay lại với hy vọng tìm được ai đó đã nhìn thấy và đưa cô trở về.

Ký ức buồn vui về Jack đã đi theo Rose suốt cả cuộc đời, để bây giờ bà già Rose đang sắp bước sang tuổi 101 ngồi kể chuyện cho lũ cháu về một người mà bà thực sự yêu, một người đã đem đến cho bà cuộc sống chân thực.

“Đại hồng thủy”là một phim chính kịch sử thi Kinh Thánh của Mỹ năm 2014 do Darren Aronofsky đạo diễn và lấy cảm hứng từ câu chuyện Kinh Thánh về Tàu Nô-ê trong sách Sáng Thế. Bộ phim “Đại Hồng Thuỷ” tập trung khai thác chủ đề Đức Chúa Trời quyết định loài người đã trở nên quá tội lỗi và phải bị loại trừ khỏi Trái Đất. Để duy trì giống loài Ngài đã chọn Noah, một người ngoan đạo cho một nhiệm vụ lớn lao. Noah phải đóng một chiếc tàu lớn để chứa vợ – Naameh, con gái nuôi Ila, các con trai – Ham, Shem và Japheth cùng các giống loài của mọi động vật. Khi hoàn thành nhiệm vụ, và gia đình chứng kiến cơn đại hồng thủy càn quét và tàn phá mọi thứ trên mặt đất.

“Thảm họa sóng thần: Bộ phim này dựa trên một câu chuyện có thật. Trận sóng thần năm 2004 đã giết chết 220.000 – 280.000 người ở 14 quốc gia khác nhau, trở thành thảm họa thiên nhiên gây chết người thứ sáu trong lịch sử được ghi nhận. Maria (Naomi Watts) và Henry (Ewan McGregor) đã đưa ba cậu con trai của họ. Lucas (Tom Holland), Simon  (Oaklee Pendergast) và Thomas (Samuel Joslin), đi nghỉ lễ Giáng sinh tại một khu nghỉ mát sang trọng ở Thái Lan. Họ và tất cả những khách khác, nhân viên và cư dân trong khu vực 98 foot ập vào bờ trong khi Maria và Henry đang ở hồ bơi với các con của họ. Lực mạnh và hoàn toàn không biết đến thảm họa sắp xảy ra: một trận sóng thần với những chết người của nước đã xé toạc các phòng trong khách sạn, làm bật gốc cây và biển cả khu là một cậu bé thiếu niên, bị chia cắt khỏi gia đình nhưng diệu kỳ diệu là đã liên lạc được với vực thành một dòng sông với những chiếc xe trôi nổi và những mảnh vỡ nguy hiểm. Lucas người mẹ là Maria đang bị thương nặng. Cậu nhận ra rằng chăm sóc mẹ là ưu tiên hàng đầu. Sau khi đến vùng đất khô ráo, Lucas và Maria ngủ trên cây để đảm bảo an toàn. Sau một hành trình dài và khó khăn, họ đến được một bệnh viện đông đúc, các bác sĩ ở đây khá lo lắng về chiếc chân bị thương nặng của Maria.

Câu 2: Trong những năm gần đây, khi bàn về môi trường tự nhiên trên Trái Đất, có một số cụm từ hay hình ảnh được các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều lần. Theo tìm hiểu của em, đó là những cụm từ hay hình ảnh nào?

Trả lời câu 2 soạn văn 8 tập 2 tác phẩm Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”:

* Cụm từ:

– Hiện tượng băng tan, sự nóng lên của Trái Đất, biến đổi khí hậu,…

* Hình ảnh: 

– Hiện tượng băng tan.

– Hiện tượng sóng thần.

– Bảo vệ Trái đất – Ngôi nhà chung của chúng ta.

choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
Môi trường tự nhiên Trái Đất đang bị đe doạ dẫn đến nhiều hiện tượng xấu

Đọc văn bản

Hướng dẫn soạn văn 8 Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta phần Đọc văn bản. Quá trình đọc hiểu đi kèm với những câu hỏi nội dung giúp bạn hình dung rõ ràng thông tin truyền tải.

Câu 1: Theo dõi tác giả chi biết điều gì về bố cục và quy mô phản ánh của bộ phim?

– Bố cục: Loạt phim tài liệu của Hành trình của chúng ta gồm tám tập phim, tám môi trường sống trên khắp thế giới.

– Quy mô: rộng lớn từ vùng cực băng giá (Nam Cực và Bắc Cực), những cánh rừng mưa nhiệt đới, vùng sa mạc và đồng cỏ ở Châu Phi, những đại dương sâu thẳm cho đến sông ngòi và những khu rừng rậm đa dạng ở Nam Mỹ,.. mang tới cho người xem những hình ảnh sống động và những thông tin chính xác nhất hành tinh của chúng ta.

Câu 2: Vẻ đẹp ở các cảnh phim hiện lên như thế nào qua lời miêu tả của tác giả văn bản?

Khi soạn Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta lớp 8 có thể tìm thấy những lời miêu tả về cảnh phim như:

– Hàng chục ngàn chú chim cánh cụt đi lạch bạch qua những con đường hẹp trên tuyết ở Nam Cực.

– Những con hà mã khổng lồ, mập mạp nằm lười biếng trong đàn hay cạnh tranh để chinh phục con cái.

– Cuộc săn mồi kì vĩ của đàn cá heo, cá mập, cá ngừ vây xanh ở đại dương.

– Những chú ếch có đôi mắt ta bám trên dây leo được quay chậm, như thể chúng bước ra từ một bộ phim hoạt hình của hãng Pích – xa.

Câu 3: Theo dõi nội dung nào của bộ phim được nhắc đến trong đoạn này?

Đằng sau vẻ đẹp ngoạn mục đó của thế giới tự nhiên hoang dã là những con số, lời cảnh báo đau lòng của các nhà làm phim, của các nhà khoa học về hành tinh của chúng ta.

soạn bài choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
Nội dung bộ phim với các con số và cảnh báo được nhắc đến

Câu 4: Em nghĩ như thế nào về khả năng tác động của bộ phim qua những gì được tác giả văn bản nhắc đến ở đoạn này?

– Nhận thức được thực trạng môi trường tự nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng.

– Lo lắng cho môi trường tự nhiên và môi trường sống tương lai của Trái Đất.

– Nhận thức được trách nhiệm: tất cả mọi người đều phải chung ta bảo vệ môi trường sống, bảo vệ Trái Đất.

Câu 5: Sự so sánh ở đây có ý nghĩa gì đối với việc đánh giá về bộ phim?

Rất nhiều lời cảnh báo đã được đưa ra, tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất giữa loạt phim Hành tinh của chúng ta với những bộ phim tài liệu về tự nhiên trước đây là những thông điệp ở phần cuối mỗi tập phim. Dù Trái Đất đang bị tàn phá nghiêm trọng nhưng vẫn còn kịp để cứu lấy ngôi nhà duy nhất của chúng ta, bởi vậy mỗi người “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn”. Và sẽ nhiều loài động thực vật lại sẽ được phục hồi nhờ những cam kết bảo vệ nghiêm ngặt trong các khu bảo tồn trên thế giới.

⇒ Lời so sánh đó cho thấy không phải là bộ phim tài liệu thông thường như trước đây mà đi cùng với sự phản ánh tự nhiên, ở phần cuối của mỗi tập phim đưa ra những thông điệp tích cực để cảnh tình con người và thôi thúc hành động bảo vệ môi trường.

Câu 6: Việc trích dẫn ở đây có ý nghĩa gì?

Việc trích dẫn ở đây có nghĩa:

– Đưa ra những thông tin báo động để thức tỉnh con người có ý thức bảo vệ, cứu lấy hành tinh của chúng ta khi chưa quá muộn, bởi vì: “Nếu chúng ta tiếp tục vắt kiệt biển… thì không chỉ ngành đánh bắt hải sản sẽ sụp đổ, mà cả hệ thống đại dương cũng sụp đổ theo”.

– Những con số biết nói trong phần trích dẫn: “100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm chỉ để làm món súp vi cá mập. 90% những loài săn mồi sống ở những đại dương lớn đã biến mất,” một lần nữa chúng ta nhận thức sâu sắc về thực trạng con người tàn phá thế giới động vật vô cùng tàn nhẫn.

ngữ văn 8 choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
Những con số rúng động về sự tàn phá của con người với đại dương

Câu 7: Cách kết thúc văn bản có gì đặc biệt?

Đọc hiểu Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, em thấy cách kết thúc văn bản rất đặc biệt:

Cách kết thúc văn bản là thay vì đưa ra lời khuyên, lời cảnh cáo hay phương pháp thì tác giả đã chỉ ra dữ liệu và số lượng người tham gia bộ phim quay vào ghi lại những thước phim chân thực nhất tới khán giả. Điều đó một lần nữa cho ta thấy quy mô của loạt phim Hành tinh của chúng ra và sức lao động, sự tâm huyết của đoàn làm phim để tạo ra một bộ phim có ý nghĩa toàn cầu, với thông điệp nhân văn: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn.”

Sau khi đọc

Phần Sau khi đọc khi soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta lớp 8 Kết nối tri thức là bài học rút ra. Bạn vừa hiểu được thể loại văn bản, cách triển khai ý cũng như thông điệp ý nghĩa được ẩn bên trong.

Câu 1: Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” thuộc kiểu văn bản gì? Nêu căn cứ cho phép em xác định như vậy.

“Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” thuộc kiểu văn bản thông tin giới thiệu một bộ phim.

Căn cứ vào:

– Văn bản này thường tới mục đích quảng bá sản phẩm điện ảnh đó là bộ phim “Hành tinh của chúng ta” giúp người đọc có được những hiểu biết về những nội dung, bức thông điệp nhân văn mà nhà làm phim gửi đến tất cả mọi người.

– Những thông tin đưa ra trong văn bản đều chính xác, chân thật, tạo độ tin cậy cho người đọc, có sức thuyết phục cao.

– Trong văn bản, người viết nêu được thông tin về nhà sản xuất, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim,…

– Cách trình bày văn bản khoa học: tác giả sắp xếp các thông tin giới thiệu bộ phim theo một trình tự hợp lí. Mỗi phần đều có đề mục (in đậm) khái quát nội dung chính của phần giới thiệu về bộ phim để người đọc dễ theo dõi. Trong quá trình giới thiệu bộ phim, tác giả còn sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (tranh ảnh) để nội dung thông tin truyền tải sinh động, chân thực.

– Văn bản có sự kết hợp linh hoạt giữa thông tin khách quan và đánh giá chủ quan kiến cho phần giới thiệu nội dung phim trình bày hấp dẫn, có sức hút đối với người tiếp nhận.

Câu 2: Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp. Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin nào?

Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim “Hành tinh của chúng ta” được tác giả văn bản cung cấp.

– Loạt phim tài liệu “Hành tinh của chúng ta” đã đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu, những môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất đồng thời mang tới thông điệp sống còn: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn”.

– Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Tám tập phim với tám môi trường sống trên khắp thế giới mang tới cho người xem những hình ảnh sống động và những thông tin chính xác nhất về hành tinh của chúng ta. Thế giới động vật vô cùng tuyệt diệu nhưng đằng sau vẻ đẹp ngoạn mục đó của thế giới tự nhiên hoang dã là những con số, những lời cảnh báo đau lòng về hành tinh của chúng ta.

– Trong tập phim về “Thế giới băng giá” rất nhiều loài động vật hoang dã sống ở môi trường băng tuyết tại Nam Cực và Bắc Cực đang có nguy cơ bị thu hẹp do biến đổi khí trưởng băng tuyết đang tan nhanh chóng.

– Nhưng vẫn chưa quá muộn, rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra và nhiều tư liệu mang tới thông điệp tích cực ở cuối mỗi tập phim. Dù Trái Đất đang bị tàn phá nghiêm trọng nhưng vẫn còn kịp để cứu lấy ngôi nhà duy nhất của chúng ta.

– Đưa ra những thông tin báo động để thức tỉnh con người có ý thức bảo vệ, cứu lấy hành tinh của chúng ta khi chưa quá muộn: “Nếu chúng ta tiếp tục vắt kiệt biển…thì không chỉ ngành đánh bắt hải sản sẽ sụp đổ, mà cả hệ thống đại dương cũng sụp đổ theo.”.

Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin:

Theo em tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới quãng thời gian quay phim và quá trình ghi lại những thước phim quan trọng về thiên nhiên để mang tới những lời cảnh tỉnh, cảnh báo tới người xem trước sự tàn phá của thiên nhiên. Thông qua văn bản Ngữ văn 8 Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, bạn có thể hình dung tình trạng bây giờ của Trái Đất.

văn bản choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
Thông điệp sống còn mà bộ phim cũng như tác giả muốn nhắc đến

Câu 3: Xác định cách triển khai của văn bản và nhận xét về cách triển khai đó.

Xác định cách triển khai của văn bản:

– Văn bản được triển khai theo trật tự thời gian.

– Sắp xếp các thông tin giới thiệu bộ phim theo một trình tự hợp lí. Mỗi phần đều có đề mục khái quát nội dung chính của phần giới thiệu về bộ phim để người đọc dễ theo dõi. Trong quá trình giới thiệu bộ phim, tác giả còn sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (tranh ảnh) để nội dung thông tin truyền tải sinh động, chân thực, tạo độ tin cậy, gây hứng thú cho người đọc.

Nhận xét về cách triển khai đó.

Tác giả đặt vấn đề triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ để làm dẫn dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.

Câu 4: Sự hiện diện của các hình ảnh minh họa trong văn bản có ý nghĩa gì?

Hình ảnh minh hoạ hỗ trợ em trong quá trình đọc hiểu và cả khi soạn văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta: 

– Mang đến những hình ảnh chân thực, chính xác, tăng sức thuyết phục cho người đọc.

– Cách trình bày của văn bản sinh động, có sức hấp dẫn.

– Người đọc dễ hiểu, dễ hình dung về những nội dung cơ bản của bộ phim qua cách giới thiệu cả kênh chữ hình của tác giả.

Câu 5: Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm như thế nào đối với nhóm làm phim? Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây giữ vai trò như thế nào?

Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm đối với nhóm làm phim:

Để có hơn 400 phút phim sống động đến từng giây, nhà sản xuất A-lớt-xto Phơ-dơ gheo và nhóm làm phim lên tới 60 người đã bỏ tới 4 năm để quay tại hơn 50 quốc gia với công nghệ quay phim.

→ Tác giả đồng cảm, trân trọng sức lao động, sự tâm huyết của đoàn làm phim để tạo ra một bộ phim với những hình ảnh chân thực, sinh động, có ý nghĩa toàn cầu, với thông điệp nhân văn: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn”.

* Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở dây giữ vai trò:

–  Khẳng định những thông tin giới thiệu về bộ phim “Hành tinh của chúng ta” của tác giả hoàn toàn chính xác, có độ tin cậy cao.

– Văn bản có sự kết hợp linh hoạt giữa thông tin khách quan và đánh giá chủ quan khiến cho phần giới thiệu nội dung phim trình bày hấp dẫn, có sức hút đối với người tiếp nhận.

– Sự đồng cảm của tác giả còn có khả năng tác động vào nhận thức, tình cảm của người đọc; khiến người đọc tin tưởng vào những thông tin giới thiệu về bộ phim đồng thời khêu  gợi ở mỗi người ý thức, trách nhiệm bảo vệ động thực vật, cứu lấy hành tinh của chúng ta.

soạn văn 8 choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
Tác giả cảm thấy rất đồng cảm với nỗ lực của đoàn phim

Câu 6: Nêu tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim Hành tinh của chúng ta. Sự gặp gỡ đó giữa các tác phẩm nói lên điều gì?

Nêu tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim “Hành tinh của chúng ta”

– Đại dịch cúm – The Flu (2013).

– Đại hồng thủy – Noah (2014).

– Thảm họa sóng thần –The Impossible (2012).

Sự gặp gỡ giữa các tác phẩm nói lên điều:

– Môi trường tự nhiên đang bị suy thoái, bị tàn phá và điều đó nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

– Lời cảnh báo về sự tức giận của mẹ thiên nhiên đối với sự tàn phá mạnh mẽ của con

người với thiên nhiên.

– Gửi đến cho tất cả mọi người bức thông điệp quý giá: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn”.

Câu 7: Em có nhận nhận xét gì về cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả đã thực hiện ở văn bản này?

Nhận xét của em về cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả đã thực hiện ở văn bản này là:

Đây là một bộ phim tài liệu vô cùng quý giá và đáng được mọi người đón nhận qua các thước phim chân thật. Tác giả đã giới thiệu thật chân thực, sinh động và cảm động thực trạng môi trường thiên nhiên đang bị phá hủy trước những tác động của con người, nhiều loài động thực vật đang bị hủy diệt và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Những thông tin chính của bộ phim được tác giả giới thiệu một cách khoa học, chính xác, có kèm theo hình ảnh minh họa, số liệu chính xác khiến mọi người tin tưởng vào nội dung, bức thông điệp nhân văn mà bộ phim muốn gửi tới mọi người. Từ đó, khêu gợi ở mỗi người ý thức trách nhiệm chung tay để bảo vệ thiên nhiên: “Vì con người cũng là một mắt xích trong hệ sinh thái trên Trái Đất, nên nếu hệ sinh thái khỏe mạnh thì hành tinh và con người mới khỏe mạnh!”

soạn bài choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta lớp 8
Hành tinh của chúng ta là bộ phim tài liệu ai cũng nên xem một lần

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) thể hiện sự hưởng ứng của em đối với thông điệp chính thức được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta.

Đoạn văn tham khảo:

(1) Loạt phim Hành tinh của chúng ta đã gửi gắm đến tất cả người xem, người đọc một thông điệp sống còn, có ý nghĩa nhân văn: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn”. (2) Tám tập phim được trình chiếu là tám môi trường sống khác nhau trên thế giới cùng các loài sinh vật đang sống ở đó đã giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn thực trạng của môi trường tự nhiên xung quanh mình. (3) Tất cả các loài động thực vật trên hành tinh này đều phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng và một cuộc sống ngày càng khắc nghiệt hơn. (4) Tuy nhiên, dù Trái Đất đang bị tàn phá nghiêm trọng, dù các loài động thực vật đang bị phá hủy và có nguy cơ tuyệt chủng nhưng vẫn chưa quá muộn, chúng ta vẫn còn kịp để cứu lấy ngôi nhà duy nhất của chúng ta. (5) Mỗi người cần nhận thức rằng: “Vì con người cũng là một mắt xích trong hệ sinh thái trên Trái Đất, nên nếu hệ sinh thái khỏe mạnh thi hành tinh và con người mới khỏe mạnh!”; từ đó, tất cả mọi người đều phải nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ Trái Đất, sống gần gũi, thân thiện với thiên nhiên hơn.(6) Chúng ta có thể góp sức mình vì Trái Đất, từ các hành động nhỏ nhất, như bảo vệ môi trường sống sạch, trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng nilon… – các nhân tố giúp bảo vệ môi trường tự nhiên – ngôi nhà chung của các loài động vật. (7) Chúng ta cũng có thể tham gia các hoạt động tình nguyện dọn vệ sinh môi trường (đường phố, bờ biển, dòng sông…) hoặc tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất. (8) Cùng với đó, chúng ta cũng cần có sự tiết kiệm khi sử dụng thức ăn, nước uống và các nhiên liệu. (9) Đó chính là cách mà những học sinh như chúng ta có thể làm được để thể hiện sự hưởng ứng của mình với thông điệp “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn”.

Kết luận

Quá trình soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta mang tới tư liệu để học sinh biết được tình trạng nghiêm trọng của Trái Đất và chung tay bảo vệ môi trường. Đây chính là tâm trạng của đông đảo người xem phim và người đọc văn bản này.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *