Soạn Nắng mới – Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng

Tác giả Lê Quang Hưng cho rằng tác phẩm của Lưu Trọng Lư là một kiệt tác hoàn toàn không sai. Soạn bài Nắng mới – Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng Thepoetmagazine.org giải đáp những câu hỏi được đặt ra trong sách giáo khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ về nhận định này.

1. Luận đề của văn bản

Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng.

2. Các luận điểm triển khai luận đề

Soạn văn 8 Nắng mới – Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng giúp xác định cách sử dụng các luận điểm chính để triển khai luận đề như sau:

– Luận điểm 1: Nắng mới đã hội tụ vẻ đẹp tâm hồn Lưu Trọng Lư: Thành thực, phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

– Luận điểm 2: Bài thơ được cấu tứ theo một mô – típ khá “cổ điển”: từ một điểm gợi hứng ở hiện tại nhớ về dĩ vãng xa xưa. Ghi nhận thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.

– Luận điểm 3: Bài thơ có cấu tứ đơn giản với không nhiều hình ảnh nhưng hình ảnh nào cũng linh động, cũng rất có hồn.

soạn bài nắng mới sự thành thực của một tâm hồn giàu thơ mộng
Tác giả đưa ra các luận điểm thuyết phục để triển khai luận đề

3. Cách nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm

– Cách nêu lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ.

– Bằng chứng: Đọc hiểu Nắng mới – Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng (Sách mới Ngữ văn 8) thấy được tác giả sử dụng các câu thơ các chi tiết, hình ảnh đặc sắc từ bài thơ “Nắng mới” để làm sáng tỏ luận điểm. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các trích dẫn liên quan đến để làm sáng tỏ luận điểm, tạo sức thuyết phục.

4. Bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết:

Bằng chứng khách quan được tìm thấy khi em soạn văn Nắng mới – Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng:

– Nhận xét của Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”: Thơ của Lưu Trọng Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.

– Trích dẫn những câu thơ của nhà thơ Hoàng Cầm và ca dao có liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Những câu thơ, từ ngữ, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư.

Ý kiến đánh giá chủ quan của người viết:

– Bài thơ có chất mộng của hoài niệm, của tâm trạng “chập chờn sống lại” nhưng rất thành thực, thành thức đến mức kì lạ.

– Nắng mới đã hội tụ vẻ đẹp tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực, phiêu lưu, trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

– Nắng mới là một bài thơ hết sức có thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng.

Kết luận

Soạn bài Nắng mới – Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng giúp học sinh thấu hiểu sự sâu sắc, chân thành của tác giả Lê Quang Hưng. Tác phẩm mang theo vẻ đẹp rất riêng của Lưu Trọng Lư để mãi mãi nổi bật trong kho tàng văn học Việt.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *