Soạn văn Nắng mới – Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10 

Soạn văn Nắng mới theo Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10 để học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật. Bạn cần trả lời được hết tất cả câu hỏi sách giáo khoa đã đặt ra để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của tác phẩm.

Giới thiệu tác phẩm Nắng mới

Soạn văn Nắng mới dựa trên gợi ý tại The POET Magazine, học sinh vẫn cần tìm hiểu về những thông tin cơ bản của tác phẩm. Tìm hiểu rõ đặc điểm của văn bản cũng giúp bạn có nhiều dữ liệu được sử dụng cho vấn đề phân tích.

  • Thể loại: Thơ Thất ngôn.
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích tập thơ “Tiếng thu”.
  • Bố cục gồm có 2 phần chính:
Khổ thơ 1 Bộc lộ bức tranh thiên nhiên có cảnh “nắng mới”
Khổ 2 và 3 Thể hiện rõ nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.
  • Giá trị nội dung: Nói lên ký ức về mẹ, song song đó là sự biết ơn và tình yêu thương mẹ tha thiết.
  • Giá trị nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn, với giọng điệu nhẹ nhàng và cũng rất tha thiết. Tác giả cũng sử dụng nhiều biện pháp tu từ linh hoạt để thể hiện giá trị tác phẩm.

Hướng dẫn đọc theo soạn văn 10 Nắng mới

Nội dung chính của tác phẩm Nắng mới theo chương trình ngữ văn 10 được thể hiện rất rõ ràng:

Nắng mới là nắng đầu mùa, hiện tượng thiên nhiên này chỉ xuất hiện mỗi năm một lần. Ý nghĩa của tia nắng này báo hiệu sắp hết mùa lạnh ẩm. Hiện tượng nắng này cũng thể hiện thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian, đồng thời biểu hiện rõ đặc điểm thời gian.

Câu 1: Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Nhân vật “Tôi” thể hiện nỗi nhớ mẹ trong tác phẩm. Tình cảm đó được thể hiện qua những yếu tố gồm:

  • “Nhớ”.
  • “Chửa xóa mờ”.
  • Hình ảnh phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.
nắng mới
Nhân vật “Tôi” thể hiện nỗi nhớ mẹ

Câu 2: Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?

Nhận xét về từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng:

  • Những từ ngữ được dùng trong bài thơ đậm chất giản dị, mang màu sắc của làng quê Bắc Bộ, qua đó thể hiện sự gần gũi
  • Nhịp được ngắt theo cấu trúc 3/4, 4/3 và 2/5. Việc ngắt nhịp đa dạng như vậy tạo nên tính nhịp nhàng, rất phù hợp tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
  • Gieo vần chân liền và chân cách tạo nhạc tính cho bài thơ.

Câu 3: Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật “tôi”?

Trong tâm tưởng nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên là vẻ đẹp thuở thiếu thời:

  • Phơi áo đỏ ngoài giậu
  • Nét cười đen nhánh sau tay áo.

Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính là nỗi nhớ của chủ thể trữ tình với mẹ. Nguồn cảm hứng này cũng thể hiện giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của cha ông ta: “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó, thể hiện rõ sự hiếu thuận, tình cảm cao đẹp của người Việt.

nắng mới soạn văn
Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là nỗi nhớ mẹ

Kết luận

Soạn bài Nắng mới, bạn tìm hiểu được lời giải chi tiết cho các vấn đề được đặt ra trong sách giáo khoa. Chuẩn bị kỹ các câu hỏi sẽ giúp học sinh hiểu sâu về tác phẩm hơn.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet