Sự tích Hồ Gươm – Tóm tắt đầy đủ nội dung, sơ đồ

Thông tin chung về tác phẩm Sự tích Hồ Gươm giúp các em học sinh năm bắt được nội dung của bài học. Theo dõi sơ đồ tư duy, tóm tắt ý chính được triển khai đầy đủ tại The POET Magazine.

Table of Contents

Nội dung chính của bài Sự tích Hồ Gươm

Nội dung chính của văn bản Sự tích Hồ Gươm: Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang.

Sự tích Hồ Gươm
Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm

Sự tích Hồ Gươm phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt bài Sự tích Hồ Gươm: Tự sự.

Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại gì?

Bài Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Cụ thể là truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.

Đây là câu chuyện tiêu biểu về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi.

Sự tích Hồ Gươm tác giả là ai?

Truyện không có tác giả mà được truyền miệng từ đời này sang đời khác, do nhân dân ta thêm bớt các chi tiết và dần trở thành câu chuyện hoàn chỉnh.

Sự tích Hồ Gươm có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật chính là ai?

Sự tích Hồ Gươm có vua Lê Lợi, Đức Long Vương, Lê Thuận và Rùa Vàng. Lê Lợi là nhân vật chính.

Trong sự tích Hồ Gươm ai đã đánh thắng quân xâm lược?

Lê Lợi đã đánh thắng quân xâm lợi.

Sự tích Hồ Gươm ca ngợi điều gì?

Truyện ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta. Cả nước đồng lòng, khát khao, quyết tâm đánh giặc nên cũng được thần tiên giúp đỡ.

Sự tích Hồ Gươm thuộc ngôi kể thứ mấy?

Truyện sử dụng ngôi kể thứ ba.

Truyện sự tích Hồ Gươm giải thích điều gì?

Truyện Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Bên cạnh đó, câu chuyện còn giải thích cho tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi phát động, nhờ đó được trời cao chứng giám và giúp đỡ bằng cách cho mượn gươm thần, chiến thắng kẻ địch với tương quan lực lượng chênh lệch rất lớn.

Sự tích Hồ Gươm có bao nhiêu sự việc?

Các sự việc chính trong truyện gồm:

  • Nước ta bị giặc Minh xâm lược, Lê Lợi kéo cờ khởi nghĩa Lam Sơn nhưng thất bại.
  • Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
  • Lê Thuận trong lúc kéo lưới nhặt được thanh gươm nên đã mang đến cho Lê Lợi.
  • Nhờ gươm thần, Lê Lợi đánh tới đâu, thắng tới đó.
  • Một năm sau, khi đã thắng trận, Lê Lợi đi dạo thuyền trên hồ Tả Vọng, rùa vàng từ dưới nước ngoi lên bảo vua Lê Lợi hoàn trả lại thanh gươm cho đức Long Quân.
  • Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi với tên Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).

Văn bản Sự tích Hồ Gươm gọi cho em thái độ tình cảm gì?

Em cảm động sâu sắc trước nội dung câu chuyện, thấu hiểu được khát vọng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?

Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của truyện truyền thuyết là:

  • Tác phẩm tự sự dân gian (có bôi cảnh, cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa…)
  • Nội dung tác phẩm đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện trong lịch sử (Lê Lợi, kháng chiến chống giặc Minh, Hồ Gươm…)
  • Thể hiện tình cảm và thái độ của nhân dân đối với nhân vật, các sự kiện được đề cập.
  • Sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)

Nghệ thuật tác phẩm Sự tích Hồ Gươm lớp 6 Chân trời sáng tạo

Nghệ thuật của truyện:

  • Kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn.
  • Các chi tiết tưởng tưởng kì ảo nhiều ý nghĩa.

Bố cục bài viết Sự tích Hồ Gươm – Ngữ Văn lớp 6

Bài Sự tích Hồ Gươm có bố cục gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “đất nước” Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
  • Phần 2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần.

Sự thích Hồ Gươm thuộc ngôi kể thứ mấy?

Ngôi kể tác phẩm Sự tích Hồ Gươm: Ngôi kể thứ ba

Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy tóm tắt các ý chính trong bài Sự tích Hồ Gươm:

Sơ đồ tư duy Sự tích Hồ Gươm
Sơ đồ tư duy Sự tích Hồ Gươm

Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của Sự tích Hồ Gươm: Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

Sự tích Hồ Gươm ra đời vào thời kỳ lịch sử nào?

Sự tích Hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407 – 1427).

Trong truyện Sự tích Hồ Gươm nhân vật nào nổi bật, nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, nhân vật nổi bật là Đức Long Quân. Nhân vật này có đặc điểm yêu nước, yêu dân, mong muốn hòa bình.

Bạn có thể xem phần soạn bài sự tích Hồ Gươm để hiểu hơn về tác phẩm. Đây là bài giải đáp chi tiết câu hỏi trong sách giáo khoa, hỗ trợ học sinh khi đang chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Tóm tắt sự tích Hồ Gươm

Các mẫu tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm chương trình ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ nhất.

Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm mẫu 1

Vào thời đất nước bị giặc Minh đô hộ, tại vùng Lam Sơn đã có một nghĩa quân nổi dậy, quyết tâm chống giặc. Khi ấy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần.

Lê Thận khi đi đánh cá, vung lưới cả ba lần đều vớt được một thanh sắt. Đến khi nhìn kĩ mới nhận ra đó là một lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm liền phát sáng và hiện rõ chữ “Thuận Thiên” được khắc trên gươm. Lê Lợi lúc ấy cũng có một chuôi gươm nạm ngọc lấy được từ một cây cao trên rừng bèn dùng để tra vào thanh gươm thì vừa vặn. Thanh gươm trong tay đã giúp Lê Lợi đánh tan tác giặt Minh.

Một năm sau, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng thì Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Vua Lê Lợi nâng gươm, trao trả lại, Rùa Vàng ngậm gươm lặn sâu xuống đáy hồ. Kể từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm mẫu 2

Thời nước ta bị giặt Minh đô hộ, chúng đã làm bao điều bao ngược. Khi ấy, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng lực lượng mỏng nên rơi vào thế yếu, thường xuyên bại trận. Đức Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần để chống giặc.

Lúc bấy giờ, người đánh cá tên Lê Thận vung lưới ba lần đều kéo được một thanh sắt. Đến khi soi kĩ lại mới thấy hóa ra đó là một lưỡi gươm. Sau đó không lâu, Lê Lợi bị giặc truy đuổi chạy vào rừng và phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Khi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm của Lê Thận phát sáng bèn tra vào chuôi gươm thì vừa in.

Nhờ có gươm thần, Lê Lợi đánh giặc Minh tan tác. Một năm sau, khi cưỡi thuyền dạo hồ Tả Vọng, Lê Lợi thấy Rùa Vàng được Long Quân cử lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Tóm tắt tác phẩm Sự tích Hồ Gươm mẫu 3

Giặc Minh sang đô hộ nước Nam, chúng làm nhiều điều bạo ngược và coi dân ta như cỏ rác. Nhân dân ta đứng lên chống giặc, trong đó có cuộc khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn do anh em Lê Lợi đứng đầu. Tuy quyết tâm cao nhưng lực lượng còn yếu, bởi vậy Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hóa. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó, Lê  Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến nhà Lê Thận, thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần chạy giặc qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọc cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm, khi đem gươm ra trao vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn.

Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngầy một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đất nước ta sạch bóng quân thù.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lượi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa Vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa Vàng nói, vua hiểu ý, rút gươm trả cho Rùa Vàng. Lập tức, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Hồ Tả Vọng từ đó được gọi là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Hướng dẫn kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm ngắn gọn

Gợi ý kể lại Sự tích Hồ Gươm theo lời của nhiều nhân vật.

Trong vai Lê Lợi, em hãy kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm

Quân Minh xâm lược nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Khắp nơi nhân dân khổ cực và căm thù chúng tận xương tủy. Không thể ngồi im nhìn dân lầm than, ta tập hợp anh em đứng dậy khởi nghĩa, lấy vùng Lam Sơn – Thanh Hóa làm căn cứ. Buổi đầu, thế lực còn non yếu nên nghĩa quân gặp nhiều lần thất bại. Thấy thế, Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc. Nhưng quả đúng là gươm thần, ngay cả cái cách cho mượn cũng thật lạ.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề chài lưới quanh năm để nuôi thân, tên anh là Lê Thận. Một đêm nọ, anh ta thả lưới ở một bến vắng như mọi hôm, khi kéo lên thấy nặng tay, Thận nghĩ là được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá thì chỉ thấy một thanh sắt, Thận liền vứt tay xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên, Thận lại thấy thanh sắt đó mắc vào lưới. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt đó mắc vào lưới. Thấy sự lạ, Thận bèn đưa thanh sắt lại gần mồi lửa. Bỗng chàng reo lên: “Ha ha! Một lưỡi gươm!”.

Sau này, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Lê Thận thông minh gan dạ, dũng cảm, không nể gian nan, nguy hiểm nên ta rất quý mến. Một ngày nọ, ta và mấy người lính đến nhà Thận. Trong túp lều rách nát, tối om, bỗng thanh sắt sáng rực lên ở góc lều. Lấy làm lạj, ta cầm lên xem thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả bọn ta vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Đến một gốc đa cổ thụ, thấy vật gì sáng lóa trên cây, ta bèn trèo lên xem, thì ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ta bèn rút lấy chuôi giắt vào lưng và trở về.

Vài hôm sau, ta gặp mọi người trong nghĩa quân và kể lại cho họ nghe câu chuyện bắt được chuôi gươm. Lúc đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận cầm gươm lên và nói với ta:

“Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!”

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng. Trong tay ta thanh gươm tung hoành mọi trận địa, làm cho giặc kinh hồn bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Dẹp giặc xong, ta được phong lên ngôi vua.

Năm sau, vào một buổi sáng đẹp trời ta cùng các tùy tùng cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Đúng lúc đó đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh của ta, thuyền đi chậm lại. Đứng trên mạn thuyền, ta thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên và tiến về phía thuyền. Nó đứa nổi trên nước và nói: “Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Ta nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm xuống đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì đó sáng le lói dưới đáy hồ xanh.

Từ đó, ta quyết định đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta thường gọi là Hồ Gươm. Hồ Gươm từ bấy đến giờ luôn là niềm tự hào của người dân Đất Việt.

Trong vai Lê Thận, em hãy kể chuyện Lê Thận cùng Lê Lợi đánh quân Minh

Ta vốn là người làm nghề chài lưới kiếm sống. Một hôm, như thường lệ ta thả lưới ở một bến vắng, khi kéo lưới thấy nặng ta cứ ngỡ được mẻ cá to, không ngờ lại chỉ có một thanh sắt.

Lần thứ hai kéo lưới lên vẫn thấy nặng, ta không ngờ thanh sắt ấy lại mắc vào lưới của mình. Ta lại cầm lấy và quẳng thanh sắt ra thật xa.

Lần thứ ba, khi kéo lên thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Ta thấy lạ quá. Cứ như có phép lạ, thanh sắt cứ tìm lưới của ta mà chui vào nên bèn nhặt thanh sắt lên đem lại gần mồi lửa để nhìn xem, hóa ra là một lưỡi gươm. Cầm lưỡi gươm lên suy nghĩ một lúc lâu rồi ta chợt hiểu đây là ý trời đã ban tặng cho ta.

Lúc đó, trên đất nước ta, bọn giặc Minh vô cùng tàn ác, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.

Nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi chỉ huy đã nhiều lần đánh lại, nhưng có lẽ vì thế lực còn non yếu nên đã thua. Ta quyết định gia nhập nghĩa quân Lam Sơn giúp Lê Lợi đánh giặc cứu nước. Tài võ nghệ của ta sau một thời gian ngắn luyện tập đã được Lê Lợi và mọi người rất phục. Rồi một lần, ta đem chuyện lưỡi gươm ra kể cho chủ tướng Lê Lượi. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng về thăm nhà ta. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Ta nghe Lê Lợi kể rằng lúc đi qua một khu rừng, ông bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà ta, chủ tướng đã lấy chuôi giắt vào thắt rưng đem về.

Khi đem tra gươm vào chuôi thì lạ thay vừa như in. Ta nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

“Đây là thần linh có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!”

Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy t hế của nghĩa quân vang khắp mọi nơi. Gươm thần đã mở đường cho nghĩa quân đánh tràn mãi ra, cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước.

Trong vai thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm, em hãy tự kể chuyện

Ta là thanh gươm thần trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay, nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình, ta sẽ kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe.

Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long Quân là chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo tàn.

Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới vội hóa phép mắc vào lưới của anh ta đến ba lần.

Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, Lê Thận đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta đã biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận nên cứ ung dung nằm chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận Thiên” để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi gươm nạm ngọc và ngài đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận là ta, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với Rùa Vàng. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác.

Ta nhớ hôm đó trời quan, mây tạnh, vua Lê Lợi cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ Tả Vọng thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho Rùa Vàng.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một bài học trong chương trình Chân trời sáng tạo văn 6. Bạn có thể xem để hiểu hơn về hội thi truyền thống của nhân dân ta.

Kết luận

Thông tin, tóm tắt, sơ đồ bài Sự tích Hồ Gươm trong sách Văn lớp 6 đã được cập nhật đầy đủ. Các bạn học sinh chuẩn bị bài cẩn thận để có thể nắm được tác phẩm trước buổi học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet