Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích Táo Quân

Sự tích Táo Quân là một trong những câu chuyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam. Truyện không chỉ phản ánh văn hóa dân gian mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy cùng khám phá những điều thú vị trong câu chuyện này.

Mấy trăm năm trước đây có một cặp vợ chồng rất nghèo. Anh chồng làm không đủ ăn nên đâm ra buồn bã và tìm giải sầu trong men rượu. Khi nhậu say thì về nhà đánh đập vợ. Người đàn bà bất hạnh không chiụ đựng nổi, đành bỏ nhà ra đi.

Một hôm đi lạc trong rừng suốt mấy ngày, đói lả và mệt mã. Sau cùng bà tìm thấy nhà của một anh thợ săn. Người thợ săn này rất tử tế, cho bà ăn uống đầy đủ lại còn bảo bà ta ở lại nhà ông ta nghỉ ngơi. Bà ta ở đó và dọn dẹp nhà cửa cho anh. Sau một thời gian, họ nên vợ chồng và sống thật hạnh phúc. Người đàn bà đã quên người chồng cũ rồi.

sự tích táo quân
Sự tích Táo Quân

Một ngày kia, trong khi người chồng thợ săn đang đi săn trong rừng, thì một người đàn ông trông có vẻ đau yếu, quần áo tả tơi bẩn thỉu đến nhà xin ăn. Người đàn bà động lòng thương mời vào nhà cho ăn.

Trong khi anh ta ăn uống bà ta mới quan sát kỹ hơn và nhận ra đó là người chồng trước của bà. Bà cảm thấy thương hại anh ta, nên cho đồ ăn và một ít tiền bạc. Vừa lúc đó người chồng thợ săn trở về trông thấy vợ mình đưa cho người đàn ông lạ mặt vật gì liền sinh ra nghi ngờ.

Anh ta cho là vợ mình lăng nhăng và không còn tin cậy nữa. Bà vợ cố gắng giải thích cho chồng nghe nhưng ông chồng không tin, không nghe. Bà vợ buồn rầu lắm. Một hôm trong khi nấu ăn bà ta nhảy vào lửa tự tử.

Khi người chồng thứ nhất nghe tin vợ chết thì cảm thấy hối hận vì cho rằng đó là lỗi mình gây ra. Thế rồi anh ta cũng tự thiêu chết theo vợ. Người chồng thứ hai lúc bấy giờ mới tin vợ là người ngay lành. Anh ta cảm thấy hổ thẹn về thái độ của mình và buồn phiền về cái chết của vợ mình. Anh ta thấy không thể tiếp tục sống cô đơn nữa bèn tự thiêu chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên trời biết được chuyện yêu đương tam giác và những lỗi lầm của họ nên cho họ biến thành “táo quân” (3 người thành 3 đầu chụm lại đỡ nồi nấu ở trên) có nhiệm vụ theo dõi việc nội bộ của các gia đình dưới trần gian.

Vào cuối năm âm lịch, ngày 23 tháng chạp, táo quân lên chầu Ngọc Hoàng tâu lại mọi điều đã xảy ra trong nhà mình ở. Ngày đó, dân chúng dọn bữa cơm ngon để cúng, đưa ông táo về trời. Họ cũng đốt giấy bằng bạc, áo quần bằng giấy, vì cho rằng chuyện đó sẽ giúp ông táo trong cuộc hành trình về chầu Ngọc Hoàng.

Sự tích Táo Quân mang đến những bài học quý giá về đạo đức và truyền thống văn hóa Việt Nam. Câu chuyện khắc họa sự hiếu thảo và lòng biết ơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình. Đọc truyện này, bạn sẽ cảm nhận được giá trị sâu sắc của những phong tục tập quán trong đời sống.
Từ khóa: Sự tích Táo Quân, truyện cổ tích Táo Quân, cổ tích Táo Quân Việt Nam, truyền thuyết Táo Quân, Táo Quân trong văn hóa Việt, ý nghĩa Táo Quân, ngày Tết Táo Quân, nhân vật Táo Quân, lễ cúng Táo Quân, phong tục cúng ông Công ông Táo.

Hi88 8xbet