Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích thần giữ của

Sự tích thần giữ của là một trong những câu chuyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam. Câu chuyện này không chỉ giải thích nguồn gốc của thần giữ của mà còn phản ánh những giá trị văn hóa sâu sắc. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và bài học từ câu chuyện này.Ngày xưa có hai anh em nhà kia rất nghèo nàn. Cả hai anh em chỉ chuyên nghề bán rau đốn củi đổi gạo sống qua ngày.Tuy nghèo, hai anh em vẫn nhân từ phúc hậu thường hay bố thí chén cơm, chén gạo cho kẻ già yếu tật nguyền. Trong nhà có nuôi con chó cái lúc nọ đẻ ra con chó trắng chỉ có ba chân. Làng xóm cho là quái vật hiện lên khuyấy phá bảo giết đi, anh em chẳng những không giết mà còn nuôi dưỡng con chó đến ngày khôn lớn.

Một hôm hai anh em đang ngồi ăn cơm, chợt thấy một ông lão ăn mày chống gậy vào cửa xin cơm. Cả hai đều nhường cơm cho lão ăn mày ăn no. Ăn xong ông lão ăn mày nói: – Tiếng đồn quả thật không sai, hai anh em một nhà đều là người nhân đức, đáng được thưởng. Ta nay không phải là kẻ ăn mày nghèo khó mà là Thần giữ kho vàng Sơn Tây, lúc nãy muốn thử lòng các ngươi, nay ta đã biết rồi. Ta muốn ban cho các ngươi kho vàng.Ông lão ăn mày tức thần giữ của kho vàng tiếp rằng: -Ngày xưa có một vị quan Tàu tên là Mã Kỳ, có chôn giấu tại một khu vườn thuộc huyên Lập Thạch tỉnh Sơn Tây một kho vàng và phong ta làm Thần giữ của, hẹn đúng một trăm năm thì có người trở lại lấy. Ta trong đợi mãi, hơn một trăm năm rồi chẳng thấy người của Mã Kỳ trở lại, nhân thấy các ngươi nghèo khổ mà có lòng nhân đức nên ta định đem kho tàng tặng cho các ngươi. Nhưng các ngươi phải đợi đủ một trăm ngày à phải có một con chó trắng (tức chó cò) ba chân đem trước của kho tàng tức là tòa miếu cổ ở khu vườn, bắt nó sủa lên ba tiếng, tự nhiên cửa kho tàng bên cái kệ đá mở ra. Thôi các ngươi hãy cố nhớ lời, ta xin kiếu.

Sự tích thần giữ của
Sự tích thần giữ của

Nói rồi, Thần giữ của biến đi. Hai anh em đợi đúng một trăm ngày, dắt con chó cò đến miếu hoang, tới bên cái bệ đá, bắt chó sủa lên ba tiếng, tức thì cánh cửa đặt ngầm trong cái bệ đá mở toang, nhìn vào trong thì thấy một dãy chum vại nằm kề liền nhau. Hai anh em bước vào mở nắp chum vại ra xem thấy toàn vàng và bạc. Đem về đếm được một nghìn cân vàng và ba vạn cân bạc.

Từ đó, hai anh em trở nên giàu có lớn. Gặp lúc Mạc Đăng Dung chiếm đoạt ngôi nhà Lê, hai anh em nhờ người cận thần tiến dẫn đem biếu Mạc Đăng Dung một trăm cân vàng, một trăm cân bạc. Vua Mạc cho thâu nhận rồi phong cho hai anh em tước Quận công.

Cách ba năm sau, có năm, sáu người Tàu dắt một con chó trắng đến ngay tòa miếu chôn của mở cửa kho vàng, họ chỉ thấy kho vàng trống trơn. Họ kêu khóc thảm thiết. Hai anh em Quận công sai người gọi họ đến thì họ đáp rằng: – Chúng tôi là con cháu của Mã Kỳ ở bên Trung Quốc, trăm năm trước tổ phụ của chúng tôi có để tại Sơn Tây một kho tàng châu báu, hiện còn gia phả để lại đàng hoàng, nhưng chúng tôi đến đây rồi, thì kho tàng không biết ai đã lấy mất rồi, vì vậy chúng tôi buồn khổ mà khóc.

Hai anh em Quận công nói rằng: – Nhờ thần nhân chỉ bảo, nên anh em chúng ta lấy được kho vàng. Mấy người Tàu liền hỏi: – Làm sao các ngươi lấy được kho vàng, vì muốn mở cửa kho vàng phải có con chó cò ba chân mới mở được. Anh em Quận công bảo rằng: – Nhà chúng ta có sẵn. Rồi anh em thuật cho họ nghe, chuyện con chó cái nhà mình đẻ ra con chó trắng mà mọi người cho là quái vật, cho họ nghe.Họ nói: -Thế thì trời đã giành cho các ngài, chớ giống chó có ba chân chỉ có quận Sầm Châu tỉnh Quảng Đông bên Tàu mới có mà thôi. Bây giờ của các ngài đã lấy rồi, chúng tôi còn giữ lấy con chó làm gì nữa, vậy xin tặng luôn các ngài đó. Hai anh em Quận công thương tình, cho họ ba chục cân vàng và một trăm cân bạc để làm lộ phí trở về Tàu.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.Sự tích thần giữ của mang đến bài học quý giá về sự trân trọng tài sản và công sức lao động. Câu chuyện khắc họa hình ảnh thần giữ của như một biểu tượng cho sự công bằng và bảo vệ. Đọc truyện này, người đọc sẽ cảm nhận được giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Từ khóa: Sự tích thần giữ của, truyện cổ tích thần giữ của, cổ tích thần giữ của Việt Nam, truyện thần giữ của bản gốc, ý nghĩa thần giữ của, nhân vật trong sự tích thần giữ của, truyền thuyết thần giữ của, văn hóa Việt Nam.

Hi88 8xbet