Tê-dê (Văn 10 – Kết nối tri thức) – Soạn bài, tóm tắt, tác phẩm
Giới thiệu tác phẩm Tê-dê (Văn lớp 10 – Kết nối tri thức). Hướng dẫn soạn bài và tóm tắt đầy đủ, ngắn gọn nhất để học sinh chuẩn bị cho bài học.
Văn bản Tê-dê – Thông tin chung
Một số thông tin cơ bản về tác phẩm Tê-dê, trích tại ngữ văn 10 Kết nối tri thức học sinh cần biết.
Cốt truyện Tê-dê
Văn bản Tê-dê ca ngợi vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn và ý chí kiên cường, nghị lực của chàng Tê-dê.
Tác giả
Edith Hamilton (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1867, Dresden, Sachsen (nay thuộc Đức) – mất ngày 31 tháng 5 năm 1963, Washington, DC, Hoa Kỳ), nhà giáo dục và tác giả người Mỹ, người nổi tiếng về văn học cổ điển.
Sinh ra ở Đức với cha mẹ là người Mỹ, Hamilton lớn lên ở Fort Wayne, Indiana.
Các bản dịch của Hamilton về Aeschylus và Euripides trong Ba vở kịch bằng tiếng Hy Lạp (1937) là một trog những bản dịch đầu tiên thay thế cách diễn đạt kiểu Victoria hoa mỹ bằng một phản ánh khắc khổ và chính xác hơn các bản gốc tiếng Hy Lạp.
Những cuốn sách khác của cô bao gồm Thần thoại (1942), Thời đại vĩ đại của văn học Hy Lạp (1943), người phát ngôn cho Chúa (1949), và Tiếng vọng của Hy Lạp (1957).
Tác phẩm
Tê-đê là một thần thoại Hy Lạp trích trong quyển Huyền Thoại Phương Tây. Truyện ca ngợi vị anh hùng Tê-đê đã vượt qua nhiều thử thách để chứng tỏ bản thân bằng trí tuệ, sức mạnh. Câu chuyện cũng chứa đựng thông điệp về tình phụ tử và sự thủy chung trong tình yêu.
Phương thức biểu đạt của tác phẩm là tự sự.
Bố cục Tê-dê
Tê-dê có bố cục 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “người dân A – ten mến mộ”: Xuất thân và ý chí mạnh mẽ phẩm chất anh hùng của Tê-dê.
- Phần 2: Tiếp theo đến “gọi là biển Ê-dê”: Cuộc chiến đấu giữa Tê-dê và con quái vật Mi-mô-tơ.
- Phần 3: Còn lại: Tê-dê lên làm vua và xứ A – ten trở thành xứ sở hòa bình hạnh phúc.
Tê-dê thuộc thể loại gì?
Tê-dê thuộc thể thoại Thần thoại Hy Lạp.
Xác định không gian, thời gian của truyện kể
- Không gian: Thành bang A – ten
- Thời gian: Không xác định cụ thể (Hy Lạp cổ đại thời vua Ê-giê)
Các sự kiện chính trong Tê-dê
(1) Lời giới thiệu Tê-dê
(2) Tê-dê và thử thách đi đường bộ, diệt trừ bọn cướp
(3) Tê-dê và âm mưu bị chuốc rượu độc, nhận cha
(4) Tê-dê và thử thách đối mặt với quái vật Mi-nô-tơ
(5) Tê-dê và câu chuyện trở về cùng nàng A-ri-an
(6) Tê-dê- lên làm vua và xây dựng đất nước
Giá trị nội dung
Truyện ca ngợi sức mạnh và ý chí của Tê-đê để vượt qua khó khăn, thử thách. Đồng thời, đây cũng là tác phẩm phản ánh khát vọng của người nhân dân Hy Lạp trong việc bảo vệ đất nước, về con người và xã hội.
Nghệ thuật tác phẩm Tê-dê
- Những yếu tố tưởng tượng kì ảo li kì, hấp dẫn.
- Nhân vật vừa mang sức mạnh của thần linh, vừa mang dáng dấp của con người.
- Tình huống truyện kịch tích, bất ngờ.
Ý nghĩa văn bản Tê-dê
Văn bản ngợi ca người anh hùng Tê-dê đã bản lĩnh vượt qua nhiều thử thách và khó khăn. Anh không thích những gì quá an toàn, nhà nhã, anh đã giúp dân trừ nạn và thực hiện khát vọng.
Sơ đồ tư duy Tê-đê
The POET tóm tắt những ý chính quanh tác phẩm thông qua sơ đồ sau:
Tóm tắt tác phẩm Tê-dê
Tê-dê là con của vua Ê-gia và một người phụ nữ sống ở phía nam Hy Lạp, vua đặt một thanh kiếm và một đôi giày vào trong và dặn nếu như khi Tê-dê lớn có thể nâng được tảng đá lên và lấy các thứ bên trong ra thì dến A – ten để nhận cha. Sau khi lớn lên, Tê Dê đến A – ten nhận cha, chàng nhất quyết không chịu đi thuyền vì cho rằng đó là sự lẩn trốn của kẻ hèn hạ trước những khó khăn nguy hiểm. Trên đường tới A – ten, chàng đã quét sạch bọn cướp bên đường để không có ai có thể quẫy nhiễu những người khách bộ hành. A – ten mở tiệc ăn mừng để ngợi ca công lao của Tê – dê, lúc này vua Ê-giê không biết Tê-dê là con mình, còn lo sợ Tê-dê được lòng dân sẽ được suy tôn lên làm vua nên đã cùng Mê-đê cũng là con của Ê-giê không muốn vị mất vị thế nên đã bày âm mưu cho Tê-dê uống thuốc độc. Nhưng ngay khi Mê-dê đưa chén rượu thì Tê-dê đã đưa thanh kiếm ra, Ê-giê nhận ra con trai nên đã hất chén thuốc độc xuống đất, Mê-đê thì tẩu thoát. Ê-giê và Tê-dê nhận nhau và truyền tin khắp nước Tê-dê là con trai của vua Ê-giê. Mi-nô-tơ là một con quái vật một nửa hình bò mộng, một nửa hình người, con của Pa-đi-pha-ê (vợ của Mi-nô-xơ) và một con bò mông trắng tuyệt đẹp. Do mâu thuẫn của vua Ê-giê và vua xứ Cơ-rét nên A-ten mỗi chín năm phải cống nạp bảy thiếu nữ và bảy thanh niên cho con quái vật Mi-nô-tơ. Tê-dê tự nguyện làm một trong các nạn nhân trong lần cống nạp này. Con gái của Mi-nô-xơ là A-ri-an đã đen lòng yêu Tê-dê, nàng cho mời Đê-đan (kiến trúc sư từng xây mê cung cho quái vật Mi-nô-tơ) và yêu cầu Đê-đan chỉ cho nàng cách giúp Tê-dê bằng cuộn chỉ. Tê-dê đã giết được quái vật và chạy thoát. Trước khi ra đi, Ê-giê có dặn Tê-dê nếu chiến thắng trở về thì hãy căng cánh buồm trắng, tuy nhiên do chàng quá vui mừng trước chiến thắng (hoặc cũng có thể buồn vì mất đi A-ri-an) nên đã quên không căng buồm. Vua Ê-giê từ trên đỉnh E-rô-pô-lít mỏi mắt trông chừng ra biển và nhìn thấy cánh buồm đen, nghĩ rằng con mình chết nên gieo mình xuống biển, sau này được gọi là biển Ê-giê. Tê-dê trở về, trở thành nhà vua vĩ đại trong lịch sử xứ A – ten, A – ten nhờ Tê – dê mà trở thành một thành phố hạnh phúc và thịnh vượng nhất trên Trái Đất.
Soạn bài Tê-dê
Hướng dẫn soạn bài và trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm.
Đánh giá về quan niệm người anh hùng của người Hy Lạp thời cổ đại
Quan niệm về người anh hùng của người Hy Lạp cổ đại tiến bộ, vượt xa thời đại:
- Đó là người anh hùng cần phải có sức mạnh thể chất hòa hợp với sức mạnh trí tuệ.
- Người anh hùng dũng cảm dám đương đầu với khó khăn thử thách, không sợ hãi trước những gian nan.
- Người có lòng tốt, biết giúp đỡ người dân, vì lợi ích của người dân.
- Người có khát vọng xây dựng một cộng đồng dân chủ, hòa bình và hạnh phúc, không độc tôn quyền lợi
=> Vô cùng vượt bậc, tư tưởng chính trị của nhiều quốc gia lớn trên thế giới trong thế kỷ 20, 21. - Người anh hùng có cảm xúc bình dị, gần gũi: Có tình cảm đôi lứa, biết đau buồn khi người yêu mất, vui mừng tới mức quên nhiệm vụ (căng buồm trắng)…
- Người anh hùng sống nhân văn và có lý tưởng nhân đạo lớn (phù hợp với giá trị nội dung của thần thoại Hy Lạp nói chung).
Nhận xét các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện Thần thoại Tê-dê
Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện Thần thoại Tê-dê là:
- Lời kể, ngôn ngữ sinh động.
- Câu chuyện về những chiến công đầy li kì, hấp dẫn, kịch tích.
- Người anh hùng xuất hiện toàn năng nhưng có phần gần gũi (nguồn gốc xuất thân giữa vua và người phụ nữ bình thường, có tình cảm tựa như con người thường)
- Câu chuyện thể hiện được ước mong và khát vọng của người Hy Lạp cổ về sự yên bình, ấm no, hạnh phúc qua sự trị vì đầy công bằng và liêm khiết của người anh hùng Tê-dê.
- Lí giải tên gọi một số địa danh như biển Ê-giê,…
Theo em mục đích thử thách đầu tiên mà cha Tê-dê đặt ra cho con trai là gì?
Thử thách đầu tiên mà cha Tê-dê đặt ra là lúc mà anh còn chưa ra đời. Khi đó, Ê-giê phải trở về vương quốc nên đã để lại thanh kiếm như một tín vật và một thử thách dành cho đứa con trong bụng của người phụ nữ. Mục đích của thử thách là ông muốn chắc chắn rằng khi lớn lên, con trai phải đủ mạnh mẽ để nhấc hòn đá thì mới được phép cầm thanh kiếm đến gặp ông.
Là một nhà vua của đất nước với đứa con trai là người kế vị sau này, Ê-giê biết rằng Tê-dê cũng phải đối mặt với rất nhiều công gai và khó khăn. Do đó ông muốn Ê-dê phải có đủ dũng cảm trước khi trở lại kinh thành loạn lạc.
Phân tích tác phẩm Tê-dê
Tổng hợp bài phân tích tác phẩm Tê-dê và cảm nhận nhân vật Tê-dê hay.
Phân tích nhân vật người anh hùng Tê-dê qua các sự kiện
Gợi ý dàn ý phân tích:
(1) Lời giới thiệu Tê-dê:
- Là người anh hùng vĩ đại của người A – ten.
- Chàng có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự nhiều sự kiện quan trọng.
- Lời truyền của người dân A – ten “Không có việc gì mà không có Tê-dê”
Giới thiệu khái quát về người anh hùng Tê-dê, hé lộ thân phận và sức mạnh của Tê-dê.
Nguồn gốc xuất thân: Gần gũi, giữa vua và một người phụ nữ bình thường.
(2) Tê-dê và thử thách đi đường bộ, diệt trừ bọn cướp:
Sau khi lớn lên, Tê-dê đến A – ten nhận cha, chàng nhất quyết không chịu đi thuyền vì cho rằng đó là sự lẩn trốn của kẻ hèn hạ trước những khó khăn nguy hiểm. Trên đường tới A – ten, chàng đã quét sạch bọn cướp bên đường để không có ai có thể quấy nhiễu những người khách bộ hành.
Sự dũng cảm, khẳng khái của người anh hùng, dám đối mặt với những khó khăn thử thách và diệt trừ bạo tàn cho nhân dân.
(3) Tê-dê và âm mưu bị chuốc rượu độc, nhận cha:
A – ten mở tiệc ăn mừng để ngợi ca công lao của Tê-dê, lúc này vua Ê-giê không biết Tê-dê là con mình, còn lo sợ Tê-dê được lòng dân sẽ được suy tôn lên làm vua nên đã cung Mê-đê cũng là con của Ê-giê không muốn bị mất vị thế nên đã bày âm mưu cho Tê-dê uống thuốc độc. Nhưng ngay khi Mê-đê đưa chén rượu thì Tê-dê đã đưa thanh kiếm ra, Ê-giê nhận ra con trai nên đã hất chén thuốc độc xuống đất, Mê-đê thì tẩu thoát.
=> Nhanh trí thoát khỏi hiểm nguy và khẳng định vị thế của mình.
(4) Tê-dê và thử thách đối mặt với quái vật Mi-nô-tơ:
Mi-nô-tơ là một con quái vật một nửa hình bò mộng, một nửa hình người, con của Pa-đi-pha-ê (Vợ của Mi-nô-xơ) và một con bò mộng trắng truyệt đẹp. Do mâu thuẫn của vua Ê-giê và vua xứ Cơ-rét nên A – ten mỗi chín năm phải cống nạp bảy thiếu nữ và bảy thanh niên cho con quái vật Mi-nô-tơ. Tê-dê tự nguyện làm một trong các nạn nhân trong lần cống nạp này.
Con gái của Mi-nô-xơ là A-ri-an đã đem lòng yêu Tê-dê, nàng cho mời Đê-đan (kiến trúc sư từng xây mê cung cho quái vật Mi-nô-tơ) và yêu cầu Đê-đan chỉ cho nàng cách giúp Tê-dê bằng cuộn chỉ. Tê-dê đã giết được quái vật và chạy thoát.
=> Chàng tự nguyện hiến dâng, mọi người đều nghĩ chàng có lòng tốt và sự cao thượng nhưng Tê-dê lại mong muốn có thể giết chết con quái vật. => Ý chí làm việc lớn của người anh hùng, khát vọng chinh phục những điều khó khăn và làm nên chiến thắng của con người Hy Lạp.
Chàng giết chết quái vật bằng tay không và nắm đấm cho tới khi quái vật chết. Chàng dùng trí tuệ để có thể lần được đường ra qua gợi dẫn cuộn chỉ.
Tê-dê hiện lên là người anh hùng sở hữu cả trí tuệ và sức mạnh thể chất => Vẻ đẹp lãng mạn, hoàn mĩ theo quan niệm của người Hy Lạp cổ đại.
(5) Tê-dê và câu chuyện trở về cùng nàng A-ri-an:
Có nhiều thuyết khác nhau nói về câu chuyện của Tê-dê và A-ri-an.
- Thứ nhất: A-ri-an bị Tê-dê bỏ rơi, nàng ngủ quên và Tê-dê cho thuyền đi mà không có nàng.
- Thứ hai: A-ri-an bị say sóng dữ dội, phải đưa vào bờ cho tỉnh lại, trong lúc Tê-dê quay trở về thuyền thì luồng gió mạnh đẩy thuyền ra biển và giữ hai người ở đó một thời gian. Khi quay trở lại thì A-ri-an đã chết.
Dù là câu chuyện thứ nhất hay thứ hai, điểm chung là chàng Tê-dê đã quên việc căng cánh buồn màu trắng báo tin bình an, vua Ê-giê quá đau buồn nên đã rơi xuống biển chết.
=> Người anh hùng dù lập nhiều chiến công nhưng cũng có lúc bất cẩn có thể là do tâm trạng => Bình thường hóa người anh hùng, khiến người anh hùng cũng có nét tương tự như con người bình thường.
(6) Tê-dê lên làm vua và xây dựng đất nước:
Tê-dê trở về, trở thành nhà vua vĩ đại trong lịch sử xứ A – ten, A – ten nhờ Tê-dê mà trở thành một thành phố hạnh phúc và thịnh vượng nhất trên Trái Đất.
Chàng không muốn cai trị nhân dân mà muốn mọi người được bình đẳng.
Chàng bỏ vương quyền và lập một tổ chức khối cộng đồng, một hội trường để nhân dân cùng hội họp và biểu quyết. Chàng chỉ giữ cho mình chức Tổng chỉ huy quân đội.
Trong trận đại chiến của Bảy vị anh hùng chống chứ Te-bơ, khi người Te-bơ chiến thắng không chịu chôn xác quân địch đã chết thì những người bại trận đỡ chờ Tê-dê và xứ A – ten giúp đỡ. Tê – dê và người A – ten đã đem quân đi đánh Te-bơ, Te-bơ thất bại và buộc phải chộn xác người tử trận. Nhưng Tê-dê cũng không bắt người Te-bơ phải chịu thứ tội mà họ gây ra.
Chàng không cho quân vào cướp bóc, không xâm hại mà để chôn cất người đã chết. Sau khi làm xong nhiệm vụ chàng dẫn quân trở về.
=> Người anh hùng hào hiệp, vì chính nghĩa, làm việc công minh và vì quyền lợi của nhân dân đặc biệt là những người dân vô tội.
Phân tích phẩm chất của Tê-dê
Gợi ý những ý chính trong bài phân tích:
Các phẩm chất của người anh hùng Tê-dê:
- Dũng cảm, mạnh mẽ, bản lĩnh: Chàng luôn muốn chứng tỏ bản thân nên không thích những phương án quá an toàn và nhãn nhã. Chàng sẵn sàng đứng ra chiến đâu với con bò Mi-nô-tơ.
- Trí tuệ: Chàng từ bỏ vương quyền và đứng ra tổ chức một khối cộng đồng, lập nên mội hội trường lớn để các công dân cùng hội họp và biểu quyết.
- Thủy chung: Tê-dê đã cùng A-ri-an bỏ trốn sau khi thành công thoát khỏi mê cung. Chàng đã vô cùng đau khổ trước cái chết của A-ri-an.
Xem thêm:
- Tuyển tập mở bài Tê-dê và kết bài hay nhất (ngắn gọn, đủ thông tin)
- Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Kết nối tri thức: Đặc điểm, nội dung
Kết luận
Tài liệu soạn bài, thông tin chung về tác phẩm Tê-dê đã được đăng tải đầy đủ. Bạn có thể theo dõi để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, đồng thời, có ý tưởng khi viết bài đánh giá, phân tích và cảm nhận.