Truyện ngụ ngôn: Tham ăn
Tham ăn thường dẫn đến những hệ lụy không ngờ. Những câu chuyện ngụ ngôn dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc về điều này. Hãy cùng theo dõi để thấy rõ bài học quý giá.
Ngày xưa, ở vương quốc Thái Lan, có một ngôi chùa rất lớn và đẹp, trụ trì ngôi chùa này là một ông sư còn trẻ nhưng lại nổi tiếng tham lam và ích kỷ.
Không biết ai đã đưa ông vào ngôi chùa này mặc dù đức hạnh ông ta không hề có. Trong sân chùa này có một cây táo rất sai quả, quả nào quả nấy to bằng nửa nắm tay người lớn và trái rất ngọt. Đến mùa quả chín nhà sư chỉ cho phép một mình được hái táo vì ông ta chỉ nghĩ đến bản thân mình mà thôi. Ngay cả những sư khác trong chùa cũng không được đụng tới.
Trong vùng có hai người nông dân nghe tiếng ông sư này tham lam liền tìm cách lừa ông ta một vố để dạy cho ông một bài học. Một trong số hai người liền tìm đến chùa ra mắt vị sư tham lam nọ và hỏi xin ít táo. Nhà sư nói:
– Không được, những táo này chỉ dành cho ta thôi. Không ai được hái đâu.
Người nông dân nài nỉ mãi nhưng nhà sư nhất quyết không cho. Cuối cùng, anh nông dân nói:
– Ông chưa hiểu ý tôi. Tôi sang mời ông chiều nay đến nhà tôi để ăn thịt hươu. Tôi xin ít quả táo để nướng chung với thịt hươu.
– Thế sao anh không nói ngay từ đầu? – Nhà sư thốt lên, mắt nhìn xung quanh xem có ai thấy không rồi tiếp – Anh cứ hái đi, cần bao nhiêu cứ hái. Trông vẻ mặt nhà sư lúc này rạng rỡ hẳn lên, không còn cau có như lúc đầu nữa.
Thấy đã trúng kế, anh nông dân mỉm cười đắc ý. Thế rồi nhà sư dẫn anh nông dân ra chỗ cây táo và cùng anh ta hái một túi đầy. Vừa hái táo nhà sư vừa hỏi về bữa thịt hươu sắp tới với vẻ mặt của một người sắp được đánh chén. Còn anh nông dân thì luôn miệng ca ngợi món thịt hươu nướng của mình.
Sau khi hái đầy bao táo, người nông dân cáo từ và hẹn chiều gặp lại.
Anh ta về được một lúc thì có một người nông dân khác vào xin táo và cũng bị nhà sư từ chối như anh nông dân lúc nãy. Nhà sư nghĩ: “Ta dại gì cho hắn, cho tên kia thì còn được mời đến ăn thịt hươu chứ cho tên này thì ta mất không, chẳng được lợi lộc gì?”. Nghĩ vậy nhà sư lắc đầu nguầy nguậy nhất định không cho.
Biết tẩy của anh ta, anh nông dân nói:
– Tôi đến mời ông đi ăn thịt gà, nhân tiện xin ông ít quả táo hầm với gà cho ngon. Bữa tiệc này chỉ có tôi và ông thôi, chớ ngại.
Nghe xong nhà sư mừng lắm, định bụng hôm nay sẽ được chén một bữa no nê thịt hươu và thịt gà. Nhưng ông đâu có biết sa vào bẫy của hai người kia. Thấy nhà sư im lặng, người kia nói:
– Ông thấy thế nào? Hay ông không thích ăn thịt gà của tôi?
Nhà sư vội vã đáp:
– Không phải, không phải, tôi rất vui lòng nhận lời mời của anh bạn. À mà nhà ông bạn ở đâu?
Anh nông dân đáp:
– Chỉ ở cuối xóm này thôi.
Tuy miệng hỏi vui vẻ như vậy nhưng trong đầu của nhà sư đã hình dung một con gà béo tròn đặt lên đĩa còn đang bốc khói nghi ngút. Và tất nhiên anh đựơc nhà sư mời ra sân và cho hái quả thoải mái trên cây táo đã nổi tiếng là “bất khả xâm phạm” của mình. Sau khi đã hái đầy một bịch táo, anh nông dân chào nhà sư ra về dưới con mắt ngạc nhiên của các chú tiểu trong chùa. Từ đó trước tới nay họ chưa bao giờ thấy nhà sư của mình cho ai nhiều táo như vậy.
Chiều đến hai anh nông dân cùng đến ngôi chùa nọ để mời nhà sư đi ăn tiệc. Họ gặp nhà sư và như đã bàn tính trước, một trong hai anh nông dân nói:
– Bây giờ sư ông đến nhà tôi trước, nhà tôi ở gần ngay đây thôi.
Người thứ hai phản đối:
– Không được! Đến nhà tôi trước vì cả nhà đang đợi.
Không ai nhường ai họ cãi nhau ỏm tỏi khiến nhà sư phải lên tiếng:
– Thôi thôi, được rồi, tôi sẽ đi với cả hai vị.
Hai người nông dân nháy mắt với nhau, họ đưa nhà sư đi lòng vòng khắp nơi, được một lúc mỏi chân quá, nhà sư nói:
– Đã đến chưa mà sao đi mãi vậy?
Hai người nông dân đồng thanh đáp:
– Sắp tới rồi, ông ráng lên, chỉ còn một đoạn nữa thôi.
Hai anh nông dân đáp trấn an nhà sư. Mãi đến lúc này nhà sư nọ vẫn chưa biết mình bị hai người đàn ông kia lừa.
Đến chiều nọ họ đã tới làng, đi một đỗi nữa đến ngã ba, một trong hai người nắm tay kéo nhà sư vào con đường phía bên trái và nói:
– Đã đến nhà tôi rồi, xin ông hãy qua nhà tôi trước, đánh chén xong hãy qua nhà ông kia.
Người kia đâu có chịu bèn chạy lại nói:
– Đâu có được, chính tôi mời ông qua nhà tôi trước.
Thế là họ cãi nhau. Còn nhà sư không biết phải đi theo ai trước nên chỉ biết phải im lặng.
Cãi nhau chán mỗi người bèn tóm một tay của nhà sư mà kéo về phía mình. Vừa kéo họ vừa chửi bới nhau cho đến lúc nhà sư không chịu nổi nữa phải thốt lên:
– Hãy để tôi yên! Tôi chẳng đến nhà ai cả, buông tôi ra!
Đến lúc này hai người mới buông tha nhà sư ra. Bây giờ ông ta đã quá mệt, vừa chẳng ăn đựơc gì, lại vừa phải nghe tiếng chửi rủa suốt buổi của hai người nông dân.
Nhà sư chẳng nói chẳng rằng, bỏ đi một mạch về với vẻ mặt mệt mỏi xen lẫn thất vọng vì hụt bữa ăn ngon, và ông ta cũng chưa biết rằng mình bị chơi một vố đau. Đợi cho nhà sư đi rồi, hai anh nông dân nhìn nhau cười đắc ý. Về phần nhà sư, ông không những mất một số táo đáng kể mà còn chẳng ăn được gì. Đúng là tham thì thâm!
Tham ăn là câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc, phản ánh tính tham lam và bài học về sự tiết chế trong cuộc sống.
Từ khóa: truyện ngụ ngôn Tham ăn, ngụ ngôn Tham ăn, câu chuyện Tham ăn, bài học Tham ăn, ý nghĩa Tham ăn, truyện ngụ ngôn về tham lam, truyện ngụ ngôn về ăn uống, bài học từ truyện Tham ăn, truyện ngụ ngôn về sự tham lam, câu chuyện ngụ ngôn về tham ăn.
Các tập truyện hấp dẫn khác
- Truyện ngụ ngôn: Bầy thỏ
- Truyện ngụ ngôn: Bộ quần áo may đo
- Truyện ngụ ngôn: Thỏ và Nhền Nhện
- Truyện ngụ ngôn: Người thợ làm bánh
- Truyện ngụ ngôn: Sếu, Cua và bầy cá
Bạn đang xem tại: https://www.thepoetmagazine.org
Danh mục: Truyện ngụ ngôn