Thần trụ trời: Cốt truyện, tóm tắt, bố cục, thể loại
Thần Trụ Trời là câu chuyện thần thoại có nguồn gốc từ ngàn đời xưa. Đây là một trong những cách lý giải cho cách hình thành vạn vật, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Việt Nam. Đoạn trích nằm trong chương trình ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo học kì 1.
Giới thiệu Thần Trụ Trời văn 10 (Thần thoại Việt Nam)
Thần Trụ Trời thuộc nhóm các thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và hiện tượng tự nhiên. Các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam cũng có nhiều truyện lí giải thú vị về thế giới buổi đầu.
Nếu người Kinh có Thần Trụ Trời thì người Mường có Bà Nhần và Ông Chống Trời, người Thái có Then Luông, người Mông có Dự Nhung, người Dao có Thần Bàn Cổ,, Người Ê – đê có Ai Điê, người Chăm có Tầm Thênh,…
Trong nhận thức của con người thời cổ, thế giới bao la được hình thành và sắp đặt là nhờ công lao của các vị thần.
Nội dung bao quát của truyện Thần Trụ Trời
Nội dung bao quát truyện là cách hình thành trời đất và các dạng địa hình khác như đồi núi, biển cả, sông,…
Văn bản Thần Trụ Trời thuộc thể loại gì?
Thần thoại.
Bố cục Thần Trụ Trời
Bố cục bài gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu … sang núi kia: Sự xuất hiện của thần trụ trời
- Phần 2: Tiếp .. bây giờ là biển cả: Lí giải sự hình thành của trời đất
- Phần 3: Còn lại: Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn.
Bạn cần hiểu các phần của truyện để dễ tiếp cận khi viết phân tích Thần Trụ Trời. Nhiều bạn hiểu sai nội dung, khi đọc đề đã viết bài không chuẩn dẫn đến lạc đề và nhận kết quả không tốt.
Thần Trụ Trời văn 10 ngôi kể thứ mấy?
Thần Trụ Trời sử dụng ngôi thứ 3 để kể.
Thần Trụ Trời – Chân Trời Sáng Tạo có phải truyện ngắn không?
Không. Thần Trụ Trời là truyện thần thoại.
Sơ đồ tư duy bài Thần Trụ Trời
Tổng hợp thông tin chung về truyện Thần Trụ Trời:
Soạn bài Thần Trụ Trời sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Chương trình học được hướng dẫn chi tiết để giải đáp thắc mắc, hiểu thêm về tác phẩm.
Tóm tắt thần trụ trờ
Khi đã nắm được cốt truyện Thần Trụ Trời trong SGK Ngữ văn 10 , bạn sẽ dễ dàng viết tóm tắt lại văn bản này. Cụ thể, một số đoạn gợi ý để bạn tham khảo:
Tóm tắt văn bản Thần Trụ Trời mẫu 1
Thần Trụ Trời được nhân dân kể lại trong một thời gian không được xác định cụ thể và một không gian “Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo”. Đây là bối cảnh quen thuộc của các truyện thần thoại phản ánh tự nhiên, lí giải các hiện tượng tự nhiên theo quan niệm của người xưa. Thần được miêu tả với “thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia”.
Thần Trụ Trời là người có sức mạnh phi thường. Từ thuở hồng hoang, chưa phân định trời đất, Thần đã “dùng đầu đội trời rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời”. Trời ở trên cao, tròn như cái bát úp. Đất ở dưới, phẳng như cái mâm vuông. Nơi đất đá vung ra tạo thành đồi núi. Chỗ đào đất đắp cột tạo thành sông biển. Đây là cách lí giải về nguồn gốc của vũ trụ, về sự phân chia trời đất và sự hình thành núi, sông, rừng, biển, đồng ruộng của người xưa.
Tóm tắt bài Thần Trụ Trời mẫu 2
Truyện kể về thời điểm trời đất còn hỗn độn, một vị thần xuất hiện đầu đội trời, lấy tay đào đất để tạo nên khoảng cách giữa trời và đất, có một cây trụ chống trời, đất phẳng, trời tròn. Khi trời đã cao, đã khô, thần phá trụ, lấy đất đá văng tung tóe tạo thành biển và có sự khác biệt giữa các vùng khác nhau, chỗ lồi chỗ lõm. Sau khi Thần Trụ Trời hoàn thành công việc, các vị thần khác bắt đầu xây nên thế gian.
Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần Trụ Trời mẫu 3
Thần Trụ Trời đã xây nên trời đất kể từ khi tất cả còn là hỗn độn. Thầy đội trời, lấy tay đào đất làm trụ làm thành đất phẳng, trời tròn. Sau khi trời đã cao, khô, thần phá trụ và ném đất đá khắp nơi, tạo nên những vùng đất lồi lõm khác nhau. Chỗ thần đào đất làm trụ sau trở thành biển. Thần làm xong nhiệm vụ tạo trời đất thì đến những vị thần khác xây nên thế giới nên mới có thần sông, thần biển,…
Tóm tắt truyện Thần Trụ Trời mẫu 4
Thuở ấy khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người. Có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đạp đất xuống, đập đá tạo thành cái cột chống trời. Công việc cứ thế tiếp diễn. Chẳng bao lâu trời và đất đã được chia đôi. Khi trời đã cao và khô Thần phá cột đi và lấy đất đá ném khắp, nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Do đó ngày nay mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi việc trên trời dưới đất. Từ đó các vị thần khác như thần sao, thần sông Thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dang dở để hoàn thiện thế gian. Truyện ghi nhận và nhắc nhở công ơn khai phá đất trời của các vị thần.
Pro-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy lạp) cũng là một tác phẩm ấn tượng. Bạn có thể đọc để hiểu thêm cách người Hy Lạp cổ nhìn nhận về vận hành của loài người.
Kết luận
Thần Trụ Trời là câu chuyện thần thoại giải thích cách hình thành trời đất. Câu truyện này giúp ta hiểu được người xưa giải thích cách trời đất bao la xuất hiện do đâu, trật tự sắp xếp thế giới và cách vận hành ra sao. Bạn có thể truy cập The POET – trang văn học, thơ ca cùng nhiều chuyên mục thú vị khác để tìm hiểu thêm về nhiều tác phẩm khác trong kho tàng văn chương Việt Nam & thế giới.