Những bài thơ tình, thơ điên của Hàn Mặc Tử – Tác phẩm tiêu biểu

Thơ Hàn Mặc Tử mang đến sự tươi đẹp, phong khoáng, tràn đầy cảm xúc và đôi khi còn có chút “điên loạn”. Ông sử dụng bút pháp tượng trưng, siêu thực với lối thơ nửa kín nở mở khiến người đọc phải tò mò, thích thú. Hãy cùng The POET magazine điểm qua những tác phẩm hay để đời trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông.

Hàn Mặc Tử có bao nhiêu bài thơ?

Thơ Hàn Mặc Tử bao gồm 239 bài, chia thành 6 tập thơ gồm:

Lệ Thanh thi tập

Những bài thơ của Hàn Mặc Tử trong Lệ Thanh thi tập đều là thơ Đường Luật. Các bài thơ này được ông sáng tác khi còn học tại trường Pellerin, Huế.

  1. Âm thầm
  2. Bán túi thơ
  3. Bán túi thơ (tự hoạ)
  4. Bẽn lẽn
  5. Buồn thu
  6. Bút thần khai
  7. Bước giang hồ
  8. Ca dao (I)
  9. Ca dao (II) Em sắp lấy chồng
  10. Ca dao (III)
  11. Cảm tác
  12. Chơi thuyền gặp mưa
  13. Chùa hoang
  14. Chùa ông núi Phù Cát
  15. Chuyến đò ngang
  16. Cửa sổ đêm khuya
  17. Duyên muộn
  18. Đàn nguyệt
  19. Đêm trăng
  20. Đi thuyền
  21. Đời phiêu lãng
  22. Em lấy chồng
  23. Gái ở chùa
  24. Gái quê
  25. Giang hồ nhớ mẹ
  26. Hái dâu
  27. Hồn cúc
  28. Khuê phụ thán
  29. Lòng quê
  30. Mất duyên
  31. Một đêm nói chuyện với gái quê
  32. Mơ…
  33. Nắng tươi…
  34. Ngâm vịnh (I)
  35. Ngâm vịnh (II)
  36. Ngâm vịnh (III)
  37. Nhớ nhung
  38. Nhớ Trường Xuyên
  39. Nụ cười
  40. Núi Vọng Phu
  41. Quả dưa
  42. Sầu xuân
  43. Sượng sùng
  44. Thanh nhàn
  45. Thuật hoài
  46. Thức khuya (Đêm không ngủ)
  47. Tiếng vang
  48. Tình quê
  49. Tình thu
  50. Tôi không muốn gặp
  51. Trả lời người rao bán thơ
  52. Trả lời người rao bán thơ (tự hoạ)
  53. Trái mùa
  54. Trồng hoa cúc
  55. Tuồng đời
  56. Uống trăng
  57. Vịnh hoa cúc
  58. Vịnh lầu ông Hoàng
  59. Vô đề
  60. Vội vàng chi lắm
  61. Xuân hứng
Những bài thơ của Hàn Mặc Tử
Những bài thơ của Hàn Mặc Tử

Gái quê (1936)

Các bài thơ của Hàn Mặc Tử trong tập Gái quê là những tác phẩm duy nhất được xuất bản khi tác giả còn sống. Chúng bao gồm:

  1. Nụ cười
  2. Gái quê
  3. Nắng tươi…
  4. Bẽn lẽn
  5. Tôi thích làm con gái
  6. Khóm vi lau
  7. Tiếng nấc…
  8. Tôi không muốn gặp
  9. Ngủ mớ
  10. Uống trăng
  11. Ngày mai…
  12. Hồn thơ
  13. Mất duyên
  14. Duyên muộn
  15. Sượng sùng
  16. Hái dâu
  17. Quả dưa
  18. Trái mùa
  19. Hái trầu tươi
  20. Nhớ nhung
  21. Em làm dáng
  22. Hát giã gạo
  23. Âm thầm
  24. Tiếng vang
  25. Tình quê
  26. Mơ…
  27. Tình thu
  28. Một đêm nói chuyện với gái quê
  29. Nhớ chăng?
  30. Đời phiêu lãng
  31. Lòng quê
  32. Cô bán trầu
  33. Ca dao (II) (Em sắp lấy chồng)
  34. Em lấy chồng

Đau thương (1937)

Phần Hương Thơm

  1. Đà Lạt trăng mờ
  2. Tối tân hôn
  3. Huyền ảo
  4. Mùa xuân chín
  5. Thi sĩ Chàm
  6. Mơ hoa
  7. Sáng trăng
  8. Say nắng
  9. Thời gian
  10. Bắt chước
  11. Cao hứng
  12. Chuỗi cười
  13. Đây thôn Vĩ Dạ
  14. Ghen
  15. Lưu luyến (II)
  16. Trăng vàng trăng ngọc

Phần Mật Đắng

  1. Những giọt lệ
  2. Cuối thu
  3. Thao thức
  4. Hãy nhập hồn em
  5. Khói hương tan
  6. Đôi ta
  7. Sầu vạn cổ
  8. Muôn năm sầu thảm
  9. Dấu tích
  10. Gửi anh

Phần Máu cuồng & Hồn điên

  1. Trường tương tư
  2. Hồn là ai
  3. Biển hồn ta
  4. Sáng láng
  5. Ngủ với trăng
  6. Say trăng
  7. Rượt trăng
  8. Trăng tự tử
  9. Chơi trên trăng
  10. Một miệng trăng
  11. Rướm máu
  12. Trút linh hồn
  13. Ước ao
  14. Cô liêu
  15. Người ngọc
  16. Cô gái đồng trinh
  17. Có 7 trả lời
  18. Ngoài vũ trụ

Xuân như ý (1939)

  1. Ra đời (I)
  2. Say thơ
  3. Đêm xuân cầu nguyện
  4. Nguồn thơm
  5. Điềm lạ
  6. Xuân đầu tiên
  7. Ta nhớ mình xa (Một nửa trăng)
  8. Nhớ thương
  9. Say chết đêm nay
  10. Lang thang
  11. Anh điên
  12. Em điên
  13. Bến Hàn Giang
  14. Thánh nữ đồng trinh Maria Ave Maria
  15. Phan Thiết! Phan Thiết!
  16. Hãy đón hồn anh

Thượng Thanh Khí (1939)

Những bài thơ Hàn Mặc Tử hay nhất thuộc tập Thượng Thanh Khí gồm:

  1. Vầng trăng
  2. Ưng trăng
  3. Tình hoa
  4. Mơ duyên
  5. Cưới xuân, cưới vợ
  6. Buồn ở đây
  7. Sao, vàng sao (Đừng cho lòng bay xa)
  8. Nói tiên tri
  9. Trường thọ
  10. Nhạc
  11. Hương
  12. Tài hoa

Cẩm Châu Duyên (1940)

  1. Nỗi buồn vô duyên
  2. Tiêu sầu1
  3. Duyên kỳ ngộ
  4. Quần tiên hội1

Chơi giữa mùa trăng (1941)

  1. Chơi giữa mùa trăng
  2. Mùa thu chưa tới
  3. Kêu gọi
  4. Quan niệm thơ
  5. Khao khát
  6. Tình
  7. Thơ
  8. Ra đời (II)
  9. Linh hồn thanh khiết
  10. Chiêm bao với sự thực

Các bài thơ khác

  1. Ái khanh hỡi
  2. Ăn tết
  3. Biết anh
  4. Bức thư xanh
  5. Canh khuya cảm tác
  6. Cảnh Phan Thiết trong ngày tuần du
  7. Chạy theo hạnh phúc
  8. Chưa biết yêu
  9. Cô Bích Ngọc trả lời
  10. Đàn ngọc
  11. Đánh lừa
  12. Đêm khuya ở nhà quê
  13. Đêm khuya tự tình với sông Hương
  14. Đón gió
  15. Em đau
  16. Em sắp lấy chồng
  17. Gái lấy chồng già
  18. Ghẹo cô bán chè bông cỏ
  19. Gởi cho người không quen biết
  20. Hình ảnh xưa
  21. Hỏi thăm cô Bích Ngọc
  22. Hồn lìa khỏi xác
  23. Hồn qua đêm
  24. Kén chồng
  25. Khách qua đường và cô bán trầu
  26. Lòng anh
  27. Lượng vàng
  28. Lưu luyến (I)
  29. Một cõi quên
  30. Mùa thương Rụng rồi
  31. Này đây lời ngọc song song
  32. Nắng vàng
  33. Ngày tết xa nhà
  34. Ngày xuân đi chơi đề thơ ở chùa
  35. Ngoạn cảnh chùa (I)
  36. Ngoạn cảnh chùa (II)
  37. Nhạc bay
  38. Nhàn
  39. Nước mây
  40. Phong hoa tuyết nguyệt
  41. Phút mơ màng
  42. Say máu ngà
  43. Siêu thoát
  44. Sống khổ và phấn đấu
  45. Sớm mồng một Tết đi xe lửa ra Huế
  46. Thắm thiết
  47. Thầm lặng
  48. Thương
  49. Tởn làm thơ Đường luật
  50. Trên bờ
  51. Trên cầu Tràng Tiền
  52. Trên dòng tiêu Kim Thuỷ
  53. Tự thuật
  54. Tự trào
  55. Tương tư
  56. Vẩn vơ…
  57. Vớt hồn
  58. Xuân như ý
  59. Ý trinh

Xem thêm:

Tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử là gì?

Tác phẩm của Hàn Mặc Tử đa dạng nhiều thể loại gồm: Thơ, kịch thơ, văn xuôi, phóng sự, tạp văn, văn tế. Gồm:

  1. Lệ Thanh thi tập: Các tác phẩm thơ Đường Luật.
  2. Gái quê: Tập thơ được xuất bản năm 1936 khi tác giả chưa qua đời.
  3. Thơ điên: 3 tập thơ Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên.
  4. Xuân như ý: Thơ
  5. Thượng thanh khí: Thơ
  6. Cẩm Châu Duyên: Thơ
  7. Duyên kỳ ngộ: Kịch thơ.
  8. Quần tiên hội: Kịch thơ.
  9. Chơi giữa mùa trăng: Tập thơ – văn xuôi.
  10. Một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế khác.
Tác phẩm của Hàn Mặc Tử
Tập thơ Gái Quê

Những bài thơ tình Hàn Mặc Tử hay nhất

Có rất nhiều tập thơ Hàn Mặc Tử về tình yêu, dưới đây là danh sách tổng hợp tất tần tật các tác phẩm:

1. Tương tư

Gió xuân đi khỏi bao giờ,
Tấc xuân với tấm lòng thơ não nùng.
Hỏi mình, mình có nhớ nhung,
Bao la non nước một vùng nước non.
Quen nhau từ thuở đào non,
Biết nhau từ thuở trăng tròn, ai ôi!
Hương thơm bay mất đi rồi,
Mỗi lần hoa nở gây mùi yêu đương.
Chiêm bao thấy mặt chán chường,
Tỉnh ra hoảng hốt, hỏi nường, nường đâu!
Sao trong giai tiết mà sầu,
Rưng rưng nước mắt ai hầu lau cho?

Mở miệng không ra, những nghẹn ngào,
Tương tư sầu ấy cực làm sao!
Nghe chim anh võ kêu buồn đáp,
Thấy bóng đông quân tới biếng chào.
Đứng sững ngoài hiên mà tưởng tượng…
Ngồi thừ trước án để chiêm bao.
Mặc cho hoa rụng bay tơi tả,
Lẩm bẩm: “Em ơi, khổ thế nào”!

2. Cô Bích Ngọc trả lời

Tuổi trẻ nào e nỗi ế chồng
Dèm pha mặc kệ ngó như không
Sen phơi nắng hạ hương càng thắm
Bùn lóng hồ thu nước vẫn trong
Dòng Ngư gieo thơ chưa gặp khách
Cầu Lam đợi ngọc quản chi công
Miệng lằn lưới mối đừng khua nữa
Ta há như ai vững tợ đồng!

3. Khóm Vi Lau

Gió rủ nhau đi chốn cả rồi
Nhỏ to, câu chuyện, ô kìa coi
Trong lau như có điều chi lạ,
Hai bóng lung lay, thấy cọ mài…
Chen chúc, bóng trăng dòm thiệt kĩ:
Hai cành lau siết vì yêu thương
Cái Nàng năm ngoái không quay lại
Ngồi nghỉ bên lau để vấn vương
Âm thầm, gió quyến mùi hương mất
Để khóm vi lau đứng trẻn trơ
Từ trước say sưa tình quấn quýt,
Lạnh lùng không nói tận bao giờ…

Tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử
Tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử

4. Xuân như ý

Thần trí cao dâng đến chín trời
Cung cầm rất lạ nỗi chơi vơi
E khi mùi đạo là hương đức
Đớp mắt lên cho chí rụng rời
Hào quang vây riết điềm chiêm bao
Chúa hiện ra trong điệu nhạc nào
Đầy rẫy no nê nguồn sáng láng
Rất nên trăng ngọc với vàng sao
Phút giây hoan lạc ngớp vô song
Bờ bến thơ đây rộn gió lòng
Ý đã nên sang, tình phải trọng
Cho mau! Lời nguyền nóng lên không
Chúa tôi, trên hết báu thanh xuân
Rất đã, rất no, ớn bội phần
Lời đẹp cao rao muôn trượng cả:
Đây, xuân như ý, nguyện như rằm

5. Gái quê

Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
Tôi đều nhận thấy trên môi em
Làn môi mong mỏng tươi như máu
Đã khiến môi tôi mấp máy thèm

Từ lúc tóc em bỏ trái đào
Tới chừng cặp má đỏ au au
Tôi đều nhận thấy trong con mắt
Một vẻ thơ ngây và ước ao

Lớn lên, em đã biết làm duyên
Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng
Nghe nói ba em chưa chịu nhận
Cau trầu của khách láng giềng bên

6. Cô bán trầu

Ta:
Nắng chiều mát dịu như kem,
Về đâu vội vã cô em bán trầu?
Vì đâu duyên thắm nơi nhau,
Dừng chân đứng lại trên cầu đã nao…

Nàng:
Nắng chiều trong lá vườn chen,
Chợ chiều hết họp lỡ duyên em rồi,
Vui gì anh hỏi lôi thôi,
Tương tư nặng gánh ai người biết cho…

Ta:
Nắng chiều hôn lấy má em,
Giữa đàng gặp gỡ anh thèm duyên tơ…
Trên đồi mây trắng vẩn vơ,
Bay quanh lưu luyến, sững sờ có khi…

Nàng:
Lòng em như nước suối trong,
Tình em như miếng giầu nguồn anh ơi,
Hàng này đáng giá mấy mươi,
Mà anh mua lấy cho người ta chê?

Ta:
Trong khi khao khát tình yêu,
Dầu rằng tốt, xấu, giàu, nghèo, cũng cam,
Cánh đồng lả lướt khói lam,
Anh mơ cái lúc hương trầm đốt lên…

Nàng:
Lòng em nghe đã bồi hồi,
Yêu anh không biết mở lời sao đây?
Ô kìa! Bóng liễu ngất ngây,
Đứng im không nói đã say sưa tình…

Ta:
Ở đây có sẵn trầu tươi,
Em têm một miếng em mời anh đi,
Rồi ra duyên thắm lâu dài
Trăm năm ghi lấy những lời ngây thơ.

7. Em làm dáng

Lan ngắm giùm em, lịch sự không?
Lần đầu em mặc áo thêu bông…
Lan đâu hiểu lẽ em làm dáng,
Lan ạ! Mai đây em lấy chồng…

8. Mơ Duyên

Non nước tâm tình rộng bốn phương
Đòi em làm Nhạc, tôi làm Hương
Đêm nay đại yến Lâm Xuân Các
Điêu Thuyền đàn khúc Tề Tuyên Vương

Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên
Em làm rượu ngọt, anh làm men
Tiên cô không đợi duyên mời mọc
Say thôi gò má đỏ rần lên.

Liêu Tây bây giờ đang chiêm bao
Bây giờ ly biệt đến phương nao
Ước chi ta hoá làm Lê ảnh
Để khóc thương nhau đến bạc đầu.

9. Uống trăng

Ta căm với tiếng reo khô
Ta buồn với liễu bên hồ ngẩn ngơ
Ngông cuồng đi hái vần thơ
Yêu đương, rót nước để chờ trăng lên
Bóng Hằng trong chén nằm nghiêng
Lả lơi, tắm mát, làm duyên gợi tình
Sóng xao mặt nước rung rinh
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu
Uống đi cho đỡ khô hầu
Uống đi cho bớt cái sầu mênh mang
Có ai nuốt ảnh trăng vàng
Có ai nuốt cả bóng nàng Tiên Nga
Đã thèm cái giấc mơ hoa

10. Hồn thơ

Kìa anh xem! Dải mây hờ trên đỉnh núi,
Buổi chiều hôm đã nhuộm một màu lam.
Và trên không đàn cò trắng đương làm
Một bài thơ dài không vần điệu.

Bài thơ ấy xoá dần trong rặng liễu,
Mà chúng ta – thi sĩ – đương mơ say
Đương lặng nhìn hiện tượng của trời mây,
Lòng ta bỗng xôn xao và nức nở.

Rồi tự nhiên, âm thầm trong tiếng thở,
Lời ca ngâm vang dậy giữa đồi thông,
Khiến vi lau im lặng, suối trong ngừng,
Không lay nữa, cũng không thèm chảy nữa,

Chỉ ngây ngất lóng nghe lời mai mỉa
Những linh hồn vất vả vì yêu thương.
Kìa anh xem! Cô gái đứng bên đường,
Mặc yếm thắm, dáng ngây thơ và bẽn lẽn.

Hái rau sam, nhưng xuân tình không thể nén,
Trên làn môi ươn ướt như thèm duyên
Mà chúng ta – thi sĩ – lặng triền miên
Đương tìm vần! Trẻ, đẹp, non trong nếp áo.

Nếu cảnh vật, nước mây không huyền ảo.
Hồn thơ đâu tràn vọt như giòng khe…
Hồn thơ đâu uyển chuyển như sáo hè,
Văng vẳng thổi, lan man trong bóng tối

Và hồn thơ đâu, anh hỡi! Cao vòi vọi,
Như mây bay về chốn ngụ nàng Tiên,
Mà những đêm thanh trong lúc ngả nghiêng,
Để xiêm áo trễ tràng cho mát mẻ…

11. Hái trầu tươi

Trời sớm tinh sương em dậy rồi,
Vội vàng vén áo ra vườn coi…
Sương mai ấp lấy làn da thịt,
Em hái trầu tươi, em cũng tươi.

Tập thơ điên của Hàn Mặc Tử không thể bỏ qua

Dưới đây là tổng hợp những bài thơ hay của Hàn Mặc Tử trong tập Thơ điên (đau thương) được xuất bản năm 1937:

Phần 1 – Hương thơm

Thơ Hàn Mặc Tử phần Hương thơm gồm 16 bài tất cả, trong đó có những tác phẩm nổi bật sau:

Đà Lạt trăng mờ

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu:
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ!
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
Như đón từ xa một ý thơ.

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo;
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu…

Hàng thông lấp loáng đứng trong im,
Cành lá in như đã lặng chìm.
Hư thực làm sao phân biệt được!
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.

Cả trời say nhuộm một màu trăng,
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.
Không một tiếng gì nghe động chạm,
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…

Mùa xuân chín

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Đây thôn Vĩ Dạ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?

Hàn Mặc Tử có bao nhiêu bài thơ
Đây thôn Vĩ Dạ

Trăng vàng trăng ngọc

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ đậu trạng vinh quy đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hồn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

Phần 2 – Mật đắng

Phần Mật đắng là một trong những tập thơ Hàn Mặc Tử hay nhất mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là một số tác phẩm nổi bật thuộc tập thơ này:

Những giọt lệ

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhựt tan thành máu,
Và khối lòng tôi cứng tợ si?

Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

Cuối thu

Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

Đôi ta

Mà anh hay em trong tim đều rạn,
Đều chôn sâu hình ảnh một người mơ!
Bây giờ đây quấn quít, hiện bây giờ
Chỉ biết có đôi ta là đang sống,
Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng;
Cố làm lơ không biết đến thời gian,
Đến bông hoa tàn tạ với trăng ngàn,
Đến những tình duyên chung quanh thất vọng;
– Nhiều hành tinh tan vì đã lỏng.
Ôi muôn năm! Giấc mộng đã đời chưa?

Lúc ấy sóng triều rền rĩ chưa bưa.
Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết,
Cứ sảng sốt, tê mê và rủ liệt,
Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang
Vỡ toang ra từng mảnh, cả không gian,
Cả thời gian, từ tạo thiên lập địa,
Đều trộn trạo, điều hoà và xí xoá,
Thành hư không như tình ái đôi ta…

Sầu vạn cổ

Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh,
Hơn hết u buồn của nước mây.
Của những tình duyên thương lỡ dở,
Của lời rên siết gió heo may.

Cho ta nhận lấy không đền đáp,
Ơn trọng thiêng liêng xuống bởi trời,
Bằng tiếng kêu gào say chếnh choáng,
Bằng tim, bằng phổi nóng như sôi.

Và sóng buồn dâng ngập cả hồn,
Lan tràn đến bến mộng tân hôn.
Khoé cười nức nở nơi đầu miệng,
Là nghĩa, trời ơi, nghĩa héo don.

Muôn năm sầu thảm

Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm
Nhớ thương còn một nắm xương thôi
Thân tàn ma dại đi rồi
Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan

Nghe gió là ôm ngang lấy gió
Tưởng chừng như trong đó có hương
Của người mình nhớ mình thương
Nào hay gió tạt chả vương vấn gì

Nhớ lắm lúc như si như tỉnh
Nhớ làm sao bải hoải tay chân
Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng
Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều

Dẫu đau đớn vì lời phụ rẫy
Như mà ta không lấy làm điều
Trăm năm vẫn một lòng yêu
Và còn yêu nữa rất nhiều em ơi.

Phần 3 – Máu cuồng & Hồn điên

Thơ Hàn Mặc Tử tập Máu cuồng & Hồn điên bao gồm rất nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó p

Trường tương tư

Hiểu gì không ý nghĩa của trời thơ?
Của hương hoa trong trăng lờn lợt bảy
Của lời câm muôn vì sao áy náy
Hiểu gì không em hỡi! Hiểu gì không?
Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng,
Cho trăng xuân tràn trề say chới với,
Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi;
– Cho em buồn, trời đất ứa sương khuya,
Để em buồn, để em nghiệm cho ra
Cái gì kết lại mới thành tinh tú?
Và uyên ương bởi đâu không đoàn tụ?
Và tình yêu sao lại dở dang chi?
Và vì đâu, gió gọi giật lời đi?
– Lời đi qua một chiều trong kẽ lá,
Một mùi thơm mới nửa lừng sa ngã,
Anh nếm rồi ý vị của làn mơ?

Lệ Kiều ơi! Em còn giữ ý thơ
Trong đôi mắt mùa thu trong leo lẻo,
Ở xa xôi lặng nhìn anh khô héo.
Bên kia trời, hãy chụp cả hồn anh.
Hãy van lơn ở dưới chân Bàn thành,
Cho yêu ma muôn năm vùng trở dậy,
Náo không gian cho lửa lòng bùng cháy,
Và để cho kinh động đến người tiên,
Đang say sưa ở thế giới Hão huyền,
Đang trửng giỡn ở bên sông Ngân biếc…

Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,
Ngó như gần, song vẫn thiệt xa khơi!
Lau mắt đi, đừng cho lệ đầy vơi.
Hãy mường tượng một người thơ đang sống
Trong im lìm, lẻ loi trong dãy động.
– Cũng hình như, em hỡi! động Huyền Không
Mà đêm nghe tiếng khóc ở đáy lòng,
Ở trong phổi, trong tim, trong hồn nữa.
Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa,
Lá trên cành héo hắt, gió ngừng ru:
“Một mối tình nức nở giữa âm u,
“Một hồn đau rã lần theo hương khói,
“Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi,
“Một lời run hoi hóp giữa không trung,
“Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng,
“Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn.”

Đấy là tất cả người anh tiêu tán,
Cùng Trăng Sao bàng bạc xứ Say Mơ,
Cùng tình em tha thiết như văn thơ,
Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế.

Thơ tình Hàn Mặc Tử
Ngủ với trăng

Ngủ với trăng

Ta không nhấp rượu,
Mà lòng ta say…
Vì lòng nao nức muốn
Ghì lấy đám mây bay…
Té ra ta vốn làm thi sĩ,
Khát khao trăng gió mà không hay!
Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng cháy
Trên sóng cành, – sóng áo cô gì má đỏ hây hây…
Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió lảng,
Với là hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây
Gió nâng khúc hát lên cao vút,
Vần thơ uốn éo lách rừng mây.
Ta hiểu ta rồi, trong một phút,
Lời tình chới với giữa sương bay.

Tiếng vàng rơi xuống giếng,
Trăng vàng ôm bờ ao…
Gió vàng đang xao xiếng,
Áo vàng hở chị chưa chồng đã mặc đi đêm.
Theo tôi đến suối xa miền,
Cổi thơ, cổi mộng, cổi niềm yêu đương…

Mây trôi lơ lửng trên dòng nước,
Đôi tay vốc uống quên lạnh lùng.
Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ,
Đầy mình lốm đốm những hào quang…

Say trăng

Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng
Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi
Ở trên kia, có một người
Ngồi bên sông Ngân giặt lụa chơi
Nước hoá thành trăng, trăng ra nước
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm
Người trăng ăn vận toàn trăng cả
Gò má riêng thôi lại đỏ hườm
Ta hẵng đưa tay choàng trăng đã
Mơ trăng ta lượm tơ trăng rơi
Trăng vướng lên cành lên mái tóc cô ơi,
Hãy đứng yên tôi gỡ cho rồi cô đi
Thong thả cô đi
Trăng tan ra bọt lấy gì tôi thương
Tối nay trăng ở khắp phương
Thảy đều nao nức khóc nường vu qui
Say! Say lảo đảo cả trời thơ
Gió rít tầng cao trăng ngả ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng.

Một miệng trăng

Cả miệng ta trăng là trăng!
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan;
Ta nhả ra đây một nàng,
Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây,
Cho vì sao rụng xuống mái rừng say.
Gió thổi rào rào như lá đổ,
Suối gì trong trắng vẫn đồng trinh.
Bóng ai theo dõi bóng mình,
Bóng nàng yêu tinh.
Dịp cười như tiếng vỡ pha lê…
Thưa, tôi không dám say mê,
Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền.
Bây giờ tôi dại tôi điên,
Chấp tay tôi lạy cả miền không gian.

Hẹn tôi tảng sáng đi tìm mộng,
Mộng còn lưởng vưởng bến xa mơ…
Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ,
Tôi hoảng hồn lên, giận sững sờ!

Trút linh hồn

Máu đã khô rồi thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ!
Từ nay trong gió, – trong mây gió,
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ.

Ta còn trìu mến biết bao người
Vẻ đẹp xa hoa của một trời,
Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng.
Ôi! giờ hấp hối sắp chia phôi!

Ta trút linh hồn giữa lúc đây,
Gió sầu vô hạn nuối trong cây…
– Còn em sao chẳng hay gì cả?
Xin để tang anh đến vạn ngày.

Ước ao

Đo từ ngọn cỏ tới cung trăng
Những sợi hào quang vân thước vàng
Bắt! Bắt! Thơ bay trong gió loạn
Để xem tình tứ nặng bao cân

Ở đây vô số là xuân mộng.
Tới tấp lòng tôi lượn sóng trời
Ai nỡ dang tay mà vớt lấy
Mùi hương trong nếp áo xiêm rơi

Tôi tìm ánh nắng vạn đời vương
Vì cuốn sách xưa lúc lạ thường
Tờ giấy mong manh tình đã nhạt,
Tôi làm sao níu được niềm thương ?

Ở đâu có những lá tinh hoa,
Phước lộc vô biên đến mọi nhà
Ở đâu có những lương tâm quí,
Tiếng thơm lừng thấu đến tai vua

Tôi ước ao là tôi ước ao,
Tình tôi vô lượng sẽ dâng cao
Như bông trăng nở, bông trăng nở,
Những cánh bông thơ trắng ngạt ngào.

Các tác phẩm khác của Hàn Mặc Tử

Ngoài những bài thơ trên thì trong các tác phẩm của Hàn Mặc Tử còn có 2 bài kịch thơ nổi bật gồm:

Duyên kỳ ngộ (1939)

Kịch bản này xảy ra chỗ nước non thanh tú. Chỉ có thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng Thương Thương thì kịch mới nổi.

Lời suối reo:

Đâu gió lên tầng mây che mắt lạ,
Ta muôn năm len lỏi ở Đào Nguyên.
Nước trong sáng lòng ta thơm vô giá,
Sao không ai đi lạc tới non tiên.

Để ta dâng ta mời ai giải khát,
Nếm cho bưa mùi vị nước trường sinh.
Ồ tiếng tiêu đâu bay ra man mác,
Khiến nao nao nguồn thanh tịnh quanh mình.

Lời chim phụ hoạ:

Tiếng tiêu nao từ phương xa bay vẳng?
Tiếng thanh thanh mà rất mực tương tư.
Xuân đây rồi lan tràn như bóng nắng,
Ta nên bay cho khỏi vướng sầu u.

Tiếng tiêu:

Vàng bay theo vàng đuổi theo vàng bay,
Tiếng vàng này vừa mê này vừa say.
Dồn qua phương Đông mặt trời chưa nóng,
Dồn qua phương Tây màu sắc hây hây.

Ta là khúc Phượng Cầu Hoàng năm trước,
Đem ân tình rải khắp cả trời duyên.
Cho Quân Thuỵ lấy nàng Thôi thuyền quyên,
Xuân vô cùng đến ngàn năm ơn phước.

Song le nàng vẫn luôn cách biệt,
Bến Ô Giang lành lạnh khúc thầm thương.
Ta vẫn còn ngân bao lời tha thiết,
Trong nắng mai dìu dịu mối sầu vương.

Chàng:

Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm,
Ai đưa ta lạc đến nước non này?
Mùi cỏ lạ thơm như mùi nhuỵ chớm,
Cùng tiếng tiêu đồng hợp chất nồng say.

Đến đây rồi ta mơ niềm hận cũ,
Đã bao năm nào thấy bóng giai nhân.
Hoa lá bỗng xôn xao tìm thấy thú,
Trong khi nầy lừng lẫy nhạc tường vân.

Lời suối reo:

Ồ sự lạ đã muôn đời thế kỷ,
Đất Linh Sơn in dấu vết phàm nhân.
Ta reo lên với đàn thông rủ rỉ,
Cho lay bay tình ý ở xa xăm…

Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó,
Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu.
Hai tay chàng thử vốc vào nước nọ,
Mát tê đi như da thịt nàng dâu.

Lời chim hót:

Ôi chàng kia, thực ra chiều phong vận,
Hãy nghe ta cao hót khúc bình an.
Này mặn nhựt tròn vo đương sáng láng,
Gió đương lên vươn quyện tấm lòng ngày.
Ta đã nghe danh chàng cao vời vợi,
Như thơ ra đồng vọng cả thinh gian.

Chàng:

Nắng càng cao lòng ta càng hừng hực,
Thơ lên rồi bay quá giải nhàn vân.
Mùi hương đâu trong lời ca sực nức,
E hư vô rung động cả phong trần.
Ôi chao, mê toàn thân như khoái cảm,
Như đêm xuân uống phải rượu quỳnh tương.
Không đâu mà, có điều chi vừa chạm,
Đến tâm linh – để báo hiệu phi thường.
Ta hãy giấu tiếng kêu trong cụm lá,
Đừng cho ta nghe lờ lặng trời mây.
Ta hãy ẩn mình vào trong kẹt đá,
Để chờ xem sự lạ đến gần đây.

Nàng (ra):

Mây bay theo với mây bay,
Mình sao ra nước non này mà chơi.
Sáo ơi, dìu dặt chơi vơi,
Buông mau âm điệu để mời nhân gian.
Nắng cao ý muốn lan tràn,
Ở đây vắng vẻ cây ngàn suối reo.
Chim ơi hót khúc tương giao,
Có người thục nữ lần vào Thiên Thai.
Không gặp ai, chửa gặp ai,
Duyên tình ngậm kín, tình hoài miên man.
Tiêu tao đến nỗi bẽ bàng,
Đi trong hiu quạnh gặp toàn bơ vơ.

Lời suối reo:

Hay a người lụa sông Tần,
Ai dun ai dủi tới gần gần tiên?
Ở đây có suối Đoàn Viên,
Có cây Phối Hợp, có duyên Ngọc Vàng.
Nước ta trong trắng ơi Nàng,
Đọ xem trinh tiết có phần thanh cao.
Cởi xiêm cởi áo ra nào,
Xuống đây Nàng tắm cho dào dạt thơ.
Ta gieo với lá reo khô,
Đàn thành cung tiếng, nắng thơ thêm sầu.
Mau đi, nàng hỡi cho mau,
Lòng ta xao xuyến nao nao gợi tình…

Nàng:

Ôi chao! Thơ ngâm bay theo giải nắng,
Lộng vào trong xiêm áo mỏng manh sao!
Tiếng cười ai vang trong im lặng,
Khiến lòng ta hồi hộp biết dường bao.

Chàng (ở lùm cây ra):

Tiếng tiêu vương vấn vào nhau mãi,
Ta chộ Nàng đây, gẫm lạ kỳ.
Không duyên hồ dễ mong theo nắng,
Xin nàng cười nụ với đôi mi.

Nàng (kinh ngạc):

Ở đâu chàng ở đâu ra,
Xem trong cốt cách mới ra tính tình.
E khi mình chửa biết mình,
Nói câu kỳ ngộ in hình hổ ngươi.
Chàng ôi, thốt chẳng nên lời,
Không quen sao lại lả lơi chuyện trò?

Chàng:

Phải quê Nàng ở Đào Nguyên,
Bởi chưng sắc đẹp lại thêm đa tình.
Xuống đây tìm nợ ba sinh,
Không may trời khiến ta mình gặp nhau…

Nàng:

Em là Trần Thương Thương,
Ngụ ở bến Tầm Dương.
Đi tìm chàng thi sĩ,
Trong pho sách Kim Cương.
Đi tới Tương Tư xứ,
Tìm không ra người thương.

Chàng:

Em là Trần Thương Thương,
Anh là Hàn Mạc Tử.
Không phải cách âm dương,
Còn có khi hội ngộ.
Em là hoa mười phương,
Anh là mây tứ xứ.
Gặp nhau ở cạnh đường,
Nói sao cho bằng khóc.

Lời chim hót:

Hỡi ơi người tục khác tình,
Đến đây nhìn sững cho mình thêm ghen.
Má ơi, má núng đồng tiền,
Môi sao ướt đỏ ta thèm biết bao.
Nắng ơi, nắng có lên cao,
Làm sao da thịt hồng hào thế kia?

Nàng:

Người mộng hỡi từ nay ta mới biết,
Mê man chưa làn gió cuốn tiêu đi.
Đã bao năm lòng ta say tha thiết,
Và ngâm ca ngợi tấm tình si.

Sao thơ anh nhuộm toàn màu ly biệt?
Kêu không thôi và nức nở cả ban đêm,
Nhạc thanh bai hoà trong cung cầm nguyệt.
Với bao màu sáng láng ửng duyên thêm,
Em đã run và linh hồn dao động,
Không sao cầm được tình yêu.
Mùi thơm anh nồng hơn chất rượu nóng,
Và thơm thơm buồn lặng cả lòng phiêu.
Em mê quá thi nhân Hàn Mặc Tử,
Người trai tơ thuỳ mị như tình duyên.
Cho em nghe bao lời hương no ứ,
Trong mai ni dày đặc vết hương nguyền.

Chàng:

Thương Thương em trời cho ta kỳ ngộ,
Nói cho ta thần diệu của vàng bay.
Đôi nhị thắm in trên màu rực rỡ,
Đây đôi chim gù gật với niềm say.

Anh nói sao cho nước mây thầm lặng,
Xôn xao lên hừng hực tiếng đàn xuân.
Song le em, trong bầu hoa hương lắng,
Không chi bằng thú vị ở lời van.

Anh van em cho anh quỳ san sát,
Cho mùi xuân ngầm ngấm tận hồn anh.
Thơ anh sẽ như trầm hương ngào ngạt,
Toả lên cao lồng lộng giữa trời xanh.

Là muôn năm còn no trong khoái lạc,
Anh còn run cho đến phút chia ly.
Áo xiêm em phập phồng và rất mát,
Sao cho môi ngon ngọt quá yêu vì.

Nàng:

Tất cả em là chân châu vô giá,
Dành cho anh riêng hưởng hạnh phúc này.
Em kết tinh ở bao thanh sắc lạ,
Toà thiên nhiên đúc sẵn để mê say.

Ồ em yêu, hãy vang lời ca ngợi,
Ái tình thiêng mường tượng bến cao sâu.
Hãy nói ra bằng trăm câu chới với,
Cho lòng em cảm động buồn đau.

Em chỉ mê khi dòng châu lã chã,
Khi lên cao, khúc hát đã lên cao.
Anh hãy thả tiếng vàng bay thong thả,
Cho mi em sầu đọng những hương ngào.

Sao trời hỡi, không cho em nguyền ước,
Em theo anh mà hứng lấy sao rơi?
Vẻ đài các còn nguyên trong khăn lược,
Để làm chi, tình hỡi khi xa xôi…

Chàng:

Gặp em đây khác gì trong giấc mộng,
Biết làm sao cho tỏ hết tình thương?
Tiếng lòng anh vẫn luôn luôn đồng vọng,
Luôn luôn reo kêu gọi đến tình nương.

Chỉ có em làm thơ anh mãnh liệt,
Tình anh vang như luồng gió van lơn.
Chỉ có em, lòng anh yêu tha thiết,
Yêu điên cuồng không một phút nào hơn.

Bây giờ đây khóc than niềm ly hận,
Hỡi Thương Thương người ngọc của lòng anh.
Ta nhìn em với bao lời ta thán,
Khiến hoa chim nghe được cũng không đành.

Nàng:

Tình quân hỡi, muôn năm em chỉ muốn,
Sống bên anh cho thắm được tình yêu.
Mùa xuân em sẽ rất nhiều hoa bướm,
Bởi thơ anh tô điểm đẹp trăm chiều.

Chàng:

Than ơi đời biệt ly chan chứa,
Tưởng chừng em vui hưởng thú tiêu dao.
Anh sắp đi với hai dòng lệ ứa,
Cả đau thương dồn dập xót tâm bào.

Khi xa em đã bao lần vọng tưởng,
Mơ trong mơ làm hoảng hốt đêm trăng.
Đàn tâm tư nóng ra trong âm hưởng,
Bay ra ngoài nghìn dặm vẫn còn vang.

Khi gần em tâm thần anh sửng sốt,
Mùi yêu đương vương vít cả linh hồn.
Em ở đó sao anh không thề thốt,
Bao dòng châu em hiến tối tân hôn?

Nàng:

Nói làm chi những câu mê sướng quá,
Nói những câu khờ dại cả người em?
Tiếng lòng anh vẫn luôn luôn đồng vọng,
Luôn luôn reo khêu gợi tâm tình riêng.

Phải chăng anh tài hoa cao trọng lắm,
Đã bao lần khét tiếng ở đền vua,
Bao người ngọc đắm say lời ngọc thắm,
Bao giai nhân hâm mộ tấm tình thơ?

Nói chi anh những câu buồn xa cách,
Đoàn viên đây còn nắm chặt trong tay.
Yêu nhau thôi, nguồn thơm chan chứa mạch,
Cho em lau mắt lệ thế niềm sau.

Ngồi xuống đây cho tình em mơn trớn,
Vẻ phấn hương kề cận với tài hoa.
Nói đi anh bằng câu ca rờn rợn,
Cho hồn em ớn lạnh đến ngoài da.

Chàng:

Thôi thôi em, mộng đã tàn theo châu lệ,
Giang hồ đi trong mây nước lâm ly.
Anh biết em mà lòng luôn kể lể,
Âm thâm than không ngớt nỗi ai bi.

Anh chỉ ngó say em trong chốc lát,
Để hồn thơ rời rạc với mây bay.
Gần em luôn để hưởng bao khoái lạc,
Thưa em không, anh đâu dám mê say!

Một mai kia ở bên khe nước ngọc,
Với sao sương, anh nằm chết như trăng.
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc,
Đến hồn anh và rửa vết thương tâm.

Nàng:

Em quyết níu với bao tơ nắng dịu,
Níu thơ anh và níu cả hồn anh.
Hoa cỏ sẽ làm ơn theo chứng kiến,
Biệt ly nào dứt được mối thâm tình?

Chàng:

Thôi chào em giờ đi không trở lại
Anh xa rồi mà hương phấn vẫn theo luôn.

(chàng biến mất)

Nàng (ngơ ngác):

Trời xanh ôi! Cả người em tê tái,
Anh đâu rồi? Nước mắt đã hầu tuôn.

(Nàng gục đầu vào phiến đá thổn thức)

Tiếng kêu văng vẳng:

Bến Ô Giang lâm ly khúc hát,
Trong sương hay gởi nỗi buồn tiêu dao.
Bỏ nàng đi để hồn ta man mác,
Ta theo nàng von vót lắng trên cao.

Lời suối reo:

Xin đừng vẩy bàn chân trong suối ngọc
Hỡi giai nhân người lụa bến Tầm Dương
Xin nàng đợi để đêm khuya sẽ vọc
Bao nhiêu trăng sáng dịu giữa hơi sương.

Quần tiên hội (1940)

Hoa khôi:

Liên hồ đây, bốn mùa Xuân cả bốn,
Ngát hương đưa trong gió sớm trơi vơi.
Làn nước mát và chưa bao giờ bợn,
Vết phong trần đưa lại ở xa khơi.

Ghe thay cô Quỳnh Tiên dao động,
Xuống đây mà đứng sựng để làm duyên.
Bao nhiêu cá lặng chìm theo tăm sóng,
Bao nhiêu hoa thầm sợ vẻ hồn nhiên.

Các tiên khác:

Đây mùi đạo vẫn còn thơm ngan ngát,
Mà ai cho các vị nói tình yêu.
Ai cho thoả bao niềm mong rào rạt,
Mà ai cho lòng ngọc toả phiêu phiêu.

Hoa khôi:

Đã lâu rồi chúng ta xa trần tục,
Nỗi thầm thương chôn kín khổ bao nhiêu.
Nên say sưa mơ lòng theo náo nức,
Yêu nhau đi, Tình gái, dịu dàng yêu.

Chim Anh Võ bảo Hoạ Mi:

Mi! Mi! Mi! Có nghe trong gió thẳm,
Có nghe không tình lạ thoảng mùi trai.
Có nghe không lòng ai ra âm ấm,
Không như lòng cô gái ở Bồng Lai.

Hai chim trao đổi cùng nhau:

Mùi vị ấy bay từ cô gái ấy,
Nên ran ran lòng dạ ở chung quanh.
Để ý xem nước da cô thắm dậy,
Và đôi môi biểu lộ hết xuân tình.

Hoa khôi:

Chị em ơi, “chàng” làm duyên thái quá,
Không hài lòng khi nói đến tình yêu.
“Chàng” giả bộ không ưa trò lơi lả,
Không ưa nhìn bao vẻ gấm hoa thêu.

Huyền Tiên (nói cùng Quỳnh Tiên):

Nương nương ơi! Biết nhau từ độ ấy,
Tóc xanh thêm và tình đậm đà nhiều.
Tao phùng duyên đến bây giờ lại thấy,
Lòng nghiêng qua, sóng mắt muốn xiêu xiêu.

……………………………………………

(vở kịch này chưa xong)

Lời kết

Thơ Hàn Mặc Tử rất đa dạng và mang phong cách khác biệt so với các nhà thơ cùng thời. Các sáng tác của ông bắt nguồn từ thể Đường Luật nhưng dần chuyển sang thơ mới, lãng mạn. Mỗi câu từ mà Hàn Mặc Tử viết đều chất chứa tình yêu mãnh liệt, phức tạp và đau đớn. Ông như muốn thoát ra khỏi sự dày vò của bệnh tật để tận hưởng sự tự do.

Xem thêm các tập thơ thú vị khác tại The POET magazine:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *