Những bài thơ Thanh Thảo hay nhất

Thơ Thanh Thảo chủ yếu viết về chiến tranh và thời kì hậu chiến. Ông nổi tiếng với các tác phẩm như Những người đi tới biển hay Dấu chân qua trảng cỏ. Thepoetmagazine.org đã tổng hợp chi tiết các bài thơ hay tiêu biểu của Thanh Thảo trong bài viết sau.

Tuyển tập những bài thơ Thanh Thảo nổi tiếng nhất

20 bài thơ Thanh Thảo hay nhất mọi thời đại sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Đây đều là những tác phẩm nổi bật, được yêu thích nhất của Thanh Thảo mà bạn không thể bỏ qua:

Đàn ghi-ta của Lorca

“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
(F.G. Lorca)

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…

Lời bình: 

Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo, viết về Lorca – một nhà thơ, nghệ sĩ Tây Ban Nha bị sát hại trong cuộc nội chiến. Bài thơ là sự kết hợp tinh tế giữa nhạc và thơ, tiếng đàn guitar trở thành biểu tượng cho sự tự do và khát khao sáng tạo nghệ thuật.

Thanh Thảo không chỉ tôn vinh Lorca mà còn nói lên nỗi đau của những nghệ sĩ phải hy sinh vì lý tưởng.

Thơ của Thanh Thảo
Đàn ghi-ta của Lor-ca

Khúc bảy

Chúng tôi không mệt đâu
Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ
Nhiều đổi thay như một thoáng mây
Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó
Ngậm im lìm một cọng cỏ may…

Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

Lời bình: 

Khúc bảy là cái tên tiếp theo phải nhắc tới trong danh sách những bài thơ của Thanh Thảo về niềm tin vào tương lai tương đẹp. Với cấu trúc nhạc tính, bài thơ thể hiện những cảm xúc đứt đoạn, nhưng đầy sức gợi. Khúc bảy là sự suy tư về số phận con người, những khắc khoải và trăn trở trong một thế giới đầy biến động, nhưng cũng chứa đựng niềm tin vào tương lai.

Thử nói về hạnh phúc

I
Nửa đêm tôi choàng dậy
tiếng bom hú rất gần
ba đợt B52

Căn hầm của tôi ngày không nắng mặt trời
đêm không ánh sao
những mùa trăng lướt qua – xa cách
tôi thắp đèn – bốn bên là đất
mỗi lúc bom rung
đất rơi đầy mặt
đất rơi đầy giấc mơ
những giấc mơ chập chờn
bao giờ cũng có khoảng trời xanh vòi vọi
lung linh gương mặt của người thương

II
Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân

có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước

có những thằng con trai mười tám tuổi
nhiều khi cực quá, khóc ào
nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ
phanh ngực áo và mở trần bản chất
mỉm cười trước những lời lẽ quá to
nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc

với những thằng con trai mười tám tuổi
đất nước là nhịp tim có thể khác thường
là một làn mây mỏng đến bâng khuâng
là mùi mồ hôi thật thà của lính
đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội
hay một bữa cơm rau rừng
chúng tôi không muốn chết vì hư danh
không thể chết vì tiền bạc
chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng
những liều thân vô ích
đất nước đẹp mênh mang
đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt
chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

III
Đêm nay ai cầm tay nhau vào tiệc cưới
ai thức trắng lội sinh
ai trầm ngâm viết những câu thơ thông minh
ai trả nghĩa đời mình bằng máu

máu đỏ thật không ồn ào
máu lặng lẽ ướt đầm ngực áo
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước

những câu hỏi chưa bao giờ nguôi được
mảnh đất hôm nay bè bạn chúng tôi nằm
nơi máu đổ phải sống bằng thực chất
không ai nỡ lo vun vén riêng mình
khi mộ bạn chính bàn tay anh đắp

nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nước
thử lòng ta chung thuỷ vô tư
nơi vỡ vụn dưới chân bao mảng đêm hèn nhát
những gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người

IV
Cuộc chiến tranh đã đi qua một phần tư thế kỉ
tôi nhớ người con gái xưa tìm chồng
như cơn gió lang thang giữa trời đất mênh mông
nỗi tuyệt vọng khiến tình yêu hoá đá

tôi đã gặp những người con gái
mở đường cho chúng tôi ra trận
qua bóng hòn Vọng Phu

có nhiều em chưa tìm được người yêu
đã giáp mặt hàng trăm lần cái chết
hòn núi cô đơn đứng ngàn năm chất ngất
mà hạnh phúc bình thường vẫn quá tầm tay

các em mấy năm bám trụ nơi đây
gánh đá phá bom tải hàng dựng lán
đào sẵn huyệt cho mình khi ngã xuống
mà tình yêu không hoá đá bao giờ
xe chúng tôi qua các em mừng vẫy tay
chắc sau ròn rã tiếng cười
nước mắt sẽ thầm rơi
trên những gương mặt lành màu nắng gió

V
Cuộc chiến tranh đã đi qua một phần tư thế kỉ
từ tiếng oa oa chào đời của anh
đến phút đầu mình thương nhau, em khóc
đến một ngày chia li
đến nhiều tháng năm xa cách
anh sẽ nói với em thế nào về hạnh phúc
mùi thuốc súng bay qua số phận chúng mình

em nói sẽ chờ anh năm năm mười năm
sẽ chờ anh hết cuộc chiến tranh này
dù ngày trở về không nguyên vẹn

buổi chiều dâng vàng rực ngọn cây
những cánh chim mãi bay về một hướng
góc duy nhất trong đời anh – yên tĩnh là em

giữa chúng mình
nỗi nhớ nhau chưa đủ thành hạnh phúc
cái khoảng cách bao giờ cũng thực
nhưng anh tin em sẽ đợi anh về
dù biết đây là những tháng năm dài nhất

nghe gió cồn xao đảo nóc rừng khuya
nghĩ đến em – đất trời lắng lại
mình sẽ thương nhau như chưa bao giờ thương vậy
nếu bước cuối cùng này – ta bước qua

và em ơi, ngày sum họp ngày mai
giữa chúng mình
còn tên những bạn bè ngã xuống
những người hay mơ mộng
tha thiết yêu và muốn làm được chút gì
cho em, cho anh
cho đất nước

đôi tay họ
đôi bàn tay trong sạch
đã vùi sâu trong đất
sẽ vươn giữa hai ta như những nhành cây
những nhành cây ôm chặt cuộc đời này
giữ cho những người yêu tròn hạnh phúc.

Lời bình: 

Bài thơ như một lời tự sự về việc tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày. Thanh Thảo khéo léo dùng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh để mô tả sự vĩnh hằng của hạnh phúc trong những khoảnh khắc bình dị.

Dấu chân qua trảng cỏ

Buổi chiều qua trảng cỏ voi
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
Gió nghiêng ngả giữa màu xanh
Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang.

Lối mòn như sợi chỉ giăng
Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân
Dấu chân ai đọc nên vần
Nên nào biết, ai đi gần, đi xa.

Cuộc đời trải mút mắt ta
Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường
Những người sốt rét đang cơn
Dấu chân bấm xuống đường trơn, cỏ nhoè?…

Chiếc bòng con đựng những gì
Mà đi cuối đất mà đi cùng trời.

Mang bao khát vọng con người
Dấu chân nho nhỏ không lời không tên
Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua.

Ai đi gần, ai đi xa
Những gì gợi lại chỉ là dấu chân
Vùi trong trảng cỏ thời gian
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
Cho người sau biết đường ra chiến trường…

Lời bình: 

Bài thơ mang đậm màu sắc hiện thực và biểu tượng, với hình ảnh dấu chân trên cỏ gợi lên những dấu ấn lịch sử, những cuộc hành trình của con người, và những hy vọng về sự hồi sinh và tiếp nối.

Tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo
Bước chân qua trảng cỏ

Khúc một

Khi con thưa với mẹ
Mưa bay mờ đồng ta
Ngày mai con đi
Khói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạ
Chuyến tàu tăng-bo ngoài ga sơ tán
Vẳng tiếng còi đêm có bao người vội nói lời chia tay
Ngày mai con đi
Nửa đất đai này mẹ gánh.

Sông Cầu chảy lơ thơ
Sông Hông trằn sóng đỏ
Tiếng gà sang canh mùi xôi không ngủ
Đêm cuối cùng bên con mắt mẹ dệt những gì
Làm sao con hiểu hết
Cả đời mẹ chưa từng viết một bức thư
Dù chỉ dăm ba chữ
Ngày mai con đi
Chiếc áo lính thức tròn đêm có mẹ
Chiếc áo bọc hình hài mẹ cho
Bọc trái tim dòng máu mẹ cho
Không bao giờ đổi khác.

Mẹ ơi, sau khi sống đêm từ giã ấy năm năm rồi
Sau khi sống ngày 30 tháng 4 đất nước
Sau khi sống bao bạn bè đã chết
Con xin lại bắt đầu từ mẹ
Từ cơn ho của mẹ một mình khuya khoắt
Từ dáng đi dáng ngủ của mẹ hằn vất vả
Làm sao con hiểu hết
Mẹ đã hát ca dao
Mẹ giặt áo bên cầu
Hồn nhiên gió bay dải yếm.

Cho con xin bắt đầu từ mẹ
Để nói về chúng con
Lớp tuổi hai mươi, ba mươi điệp trùng áo lính
Xanh màu áo lính
Đã từng sung sướng đã từng nghẹn ngào
Được làm con mẹ
Được ra trận những năm đất nước mình khốc liệt
Những năm
Chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi rách
Những năm
Một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời

Rồi tới lúc chúng con thay áo khác
Nhưng khi cởi áo ra
Con không còn gì thay được!

Lời bình: 

Bài thơ mở ra một không gian của suy tư và triết lý về cuộc sống. Thanh Thảo thể hiện sự tìm kiếm bản ngã và ý nghĩa cuộc đời thông qua những dòng thơ mang tính nhạc điệu, như một bài hát ngân vang qua năm tháng.

Bên cạnh Đàn ghi-ta của Lor-ca thì Khúc một cũng là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi Thanh Thảo là tác giả của bài thơ nào.

Bạn ơi tôi làm sao tới được

bạn ơi tôi làm sao tới được
những khoảng rừng nguyên sinh trong tâm hồn bạn
nơi cành lá um tùm dây leo chằng chịt
lớp lớp rễ ngầm ứa những giọt nước đầu tiên

Lời bình: 

Bài thơ mang đến nỗi khắc khoải của một con người đang tìm kiếm con đường để đến với lý tưởng, với hạnh phúc. Từng câu thơ là những câu hỏi bỏ ngỏ, nhưng đồng thời cũng chứa đựng sự kiên cường và khát khao vượt qua giới hạn.

Trẻ con ở Sơn Mỹ

Cho tôi nhập vào chân trời các em
Chân trời ngay trên cát
Sóng ồn ào phút giây nín bặt
Ôi biển thèm hoá được trẻ thơ
Tóc bết đầy nước mặn
Chúng ùa chạy mà không cần tới đích
Tay cầm cành củi khô
Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh
Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu
Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa
Trẻ con là hạt gạo của trời
Lốc cát quật vào hàng dương
Những mảnh ván thuyền trôi dạt
Tiếng gọi từ khơi xa
Bầy cá heo nhô đầu ngày động biển
Con còng đỏ ngơ ngác
Mùi ẩm ướt
Tia nắng
Bãi cát sáng ngời trước biển đêm

Cho tôi nhập vào chân trời các em
Hoa xương rồng chói đỏ
Bầy chim sẻ lại về
Trên ngọn dừa mồ côi
Như sau chuyến đi xa
Bầy chim đông hơn
Và các em đông hơn

Những tiếng hò reo ngàn đời
Là cơn mưa giữa một ngày oi ả
Dội xuống tôi cả bình yên mát mẻ
Tuổi thơ đứa bé da nâu
Tóc khét nắng màu râu bắp
Thả bò những ngọn đồi
Vòng quanh tiếng hát
Mang trên lưng một giỏ phân khô
Mang trong ngực tiếng u u của gió
Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn

Chim bay phía vầng mây
Như đám cháy
Phía lời ru bầu trời tím lại
Võng dừa đưa sóng thở ngoài kia

Những ngọn gió đèn dầu
Tắt vội dưới màn sao
Đêm trong trẻo rộ lên tràng chó sủa
Những con bò đập đuôi nhai lại cỏ
Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ…

Tôi chỉ là trẻ thơ
Có nỗi nhớ vô tư quên lãng
Có đôi mắt lọc lại những sắc màu
Tiếng khóc tiếng cười tan rất mau
Bao trò chơi dễ ham chóng chán

Là trẻ thơ tôi đổi thay
Nhiều giấc mộng
Nhiều sóng biển lắm chân trời
Mang tấm áo cánh buồm rách tơi
Chạy căng phồng gió ngược

Nhưng giặc Mỹ đã tới đây và đã giết!
Những chiếc bát mẻ đưa lên
Mắt tụi trẻ nhìn lợt lạt
Những thân hình như trái cây bị háp
Phơi ra từng dẻ xương sườn
Đàn ruồi bay đen đúa mâm cơm
Mỗi củ khoai cõng vài ba hạt gạo

Trên quãng đường nắng nung
Mờ mịt cát
Mẹ gánh con, bà dắt cháu
Đứng sững sờ mùa lúa chín tháng ba

Cánh cổng khu đồn
Nghiến răng ken két
Những ngọn đồi xô dạt
Buổi sáng ấy tu hú kêu
Trên núi Đầu Voi
Tiếng chim đỏ rạng đông xoè nan quạt
Ôi lá xanh lá non bàn tay chấp chới
Mặt đất đầy gương mặt trẻ con
Lời mẹ nựng chưa tan trên đầu lưỡi…

Lời bình: 

Trong các bài thơ của Thanh Thảo về chiến tranh nói chung và Sơn Mỹ nói riêng, không thể bỏ qua tuyệt tác Trẻ con ở Sơn Mỹ. Thanh Thảo viết về những đứa trẻ vô tội trong thảm sát Sơn Mỹ với ngôn từ đau đớn và xót xa. Bài thơ là một bản cáo trạng về chiến tranh và sự tàn bạo, đồng thời cũng là tiếng nói lên án những nỗi đau không bao giờ phai mờ trong lịch sử.

Thanh Thảo là tác giả của bài thơ nào
Trẻ em ở Sơn Mỹ

Những đứa trẻ sinh trong lòng đất

Dưới những lùm dứa dại
Dưới rễ tre
Dưới cát từ ngày nhuộm máu trẻ con
Vụt sống dậy những đường hầm
Xuyên trong tối tăm luồn qua hơi thở
Lát bằng những thân cây bị tàn sát

Chúng ta đã ăn ngủ
Nói cười trên mặt đất
Sinh con đẻ cái trên mặt đất
Tới khi chết mới trở về lòng đất

Giờ đây
Mẹ rặn đẻ trong đường hầm
Chìm sâu dưới nền nhà mười thước
Biển thắt ruột trời xanh nín thở
Vách hầm trán mẹ mướt mồ hôi

Hơi thở đầu tiên con đã thiếu khí trời
Ngọn lửa nhỏ chập chờn
Lay chiếc nôi bằng đất

Có lẽ mùa thu trên kia chim hót
Những đám mây hoàng hôn
Màu cổ tích
Chẳng ngôi sao nào
Xuống được nơi đây

Tiếng khóc oe oe không ban đêm không ban ngày
Trong địa đạo dòng sông ẩn khuất
Lời mẹ à ơi thả một lá thuyền
Cho giấc ngủ con trôi về tít tắp

Những vòm trời vú sữa đầy căng
Con bú no chưa
Mà miệng con chóp chép
Sữa nuôi con mẹ vắt kiệt thân mình

Mỗi khi cha con bật nắp hầm
Vọt lên mạch nước ngầm
Những cuộc đời du kích
Chảy biến vào đêm tối không tên

Hãy ngủ, ơi con, hãy ngủ bình yên
Dù tro than mái nhà thuở trước
Vệt máu khô trên cát sóng khoả rồi
Câu thổ lộ đầu tiên bên chùm hoa ngũ sắc
Mùi lá dương lửa bếp thơm nồng

Mẹ cha đi giành lại cho con
Một chỗ đứng bình thường trên mặt đất
Có mưa nắng bão giông chim hót
Có niềm vui nỗi khổ con người
Mặt trời rọi tới mầm xanh nhỏ nhất
Con sẽ lớn như củ khoai vùng cát
Sẽ ngọt lành như những củ khoai…

Lời bình: 

Tác phẩm này thể hiện hình ảnh những đứa trẻ lớn lên giữa bom đạn và chiến tranh. Đất mẹ bao bọc và bảo vệ, nhưng cũng là nơi chứng kiến nỗi đau của dân tộc. Thơ Thanh Thảo như một lời tri ân đối với những con người đã kiên cường sinh tồn và vươn lên từ đau thương.

Những người du kích

Anh mở mắt trống trơn vùng cát
Nắng đổ lửa trời cao quay quắt
Làng cũ đâu những đường dừa mát xanh

Anh nhắm mắt thấy từng chùm trái ngọt
Những nấm cát gối đầu nấm cát
Những dấu chân
Cắm giữa xương rồng
Người đang sống
Nằm bên người đã khuất
Đêm trùm lên mùi cỏ dại

Đã nghìn lần như thế
Mỗi khi vượt qua
Một ổ phục kích, một bãi mìn
Anh lại nhận ra hơi hướng
Những gì thân yêu cũ
Thấm trên đất cát ăn nằm se xót tận ruột gan

Gió lồng qua đồng ráng
Sa mù dâng khép cửa bầu trời
Biển thở nặng
Thuỷ triều lên chầm chậm
Pháo cầm canh rung phía núi Đầu Voi
Có làn khói mỏng manh
Len giữa hàng dừa nước
Nơi lặng im
Những người du kích quây quần
Ngọn lửa đuốc đủ cho nồi cơm chín

Trước hừng đông họ ăn vội ăn vàng
Rồi bên dưới khối sương mù đặc cứng
Căn cứ lại bắt đầu di chuyển
Những người chìm xuống hầm sâu như nước thấm vào lòng cát
Những người vụt trồi lên như đá mọc bất thần

Họ giữ bên trong gương mặt của làng
Một lối ngõ chói chang bông bụt
Tiếng gà gáy, tiếng chân bò thậm thịch
Người đi cày đầu đội sao mai
Trưa cháy nắng múc lên gàu nước giếng
Lúc đói lòng ăn đỡ mấy củ khoai

Nơi đất đai ngấm vào da thịt
Mảnh ruộng chua cũng truyền lại bao đời
Người già chết lại về gò núi ở
Để đất bằng cho con cháu sinh sôi

Mỗi xóm nhỏ cây cầu cửa rạch
Đều mang tên người khai phá buổi đầu
Những tên tuổi thật thà như đất
Như cây cỏ trong làng dàng dịt lấy nhau

Nếu tất cả chỉ còn là ký ức
Thì ngày mai anh sẽ sống thế nào?

Anh sẽ bắt đầu trở lại
Trồng một cây dương non
Gỡ hết mìn dưới nền nhà mình
Đời sống cứ trào lên phía trước

Anh sẽ nhớ sẽ quên
Như mọi người trong cuộc
Muôn ngọn sóng vỗ vào bờ cát
Gió không phút ngừng reo qua hàng dương
Những lối mòn như chỉ tay ngang dọc
Có thể mờ có thể đổi thay
Tóc rồi bạc, gương mặt làng rồi khác
Chẳng hề chi!
Anh sống trọn tháng năm này

Anh đã sống hết mình
Như một người trong cuộc
Đã thương nhớ xót xa căm uất thật lòng
Đã im lặng những khi cần im lặng
Đã nổ bùng mỗi lúc trước cơn giông

Trong bóng tối
Những con đường du kích
Chằng chịt căng những động mạch của làng
“Bao giờ về lại nhà ta
Ôm cây cột cháy cũng là thơm danh

Bây giờ che tạm trời xanh
Nằm trên nền đất đắp chăn gió lồng
Trải qua rét buốt lửa nồng
Gia tài còn vẹn tấm lòng ấy thôi

Những người mọc thẳng giữa đời
Như rừng dương chắn ngang trời cát bay
Những người bền tựa rễ cây
Luồn trong đất đá cánh tay trụi trần”

Họ dò tới những mạch ngầm bí mật
Đã nuôi được xương rồng trên trảng cát
Với xương rồng họ tìm cách nở hoa
Những tiếng nổ ánh chớp
Khói trùm căn cứ Mỹ
Mảnh poncho chết cứng vắt rào gai
Quả đạn
B.40 rít qua vầng lửa

Chúng nó nháo nhào như lũ chuột chù bị cháy
Bố trí lại hàng rào phòng thủ
Mìn clây-mo hốt hoảng thét trong đêm
Và trực thăng pháo bầy bom tấn
Cứ dồn dập trút vào khoảng trống

Và đêm đêm trên giấc ngủ bọn giết người
Lại đè nặng những bóng đen trừng phạt

Có em bé ngồi thổi sáo bên sừng trâu
Thênh thênh giấc mơ mặt trời
Nghé ngọ mùa này cỏ lên non xanh
Chiều chiều lá tre phơ phất
Cơn gió tắt trong lùm dứa dại
Tiếng sáo nghiêng qua khói bếp thẫm mầu

Mắt những người du kích dõi về đâu
Lựu đạn choàng lưng tiểu liên áp ngực
Đêm này đột vô khu đồn hay pháo kích
Ăn nắm cơm khoai nghe nóng khô trong cổ
Bầy vạc đêm kêu đột ngột ngang đầu

Mắt những người du kích trôi về đâu
Bà ngồi lặng lảy từng hạt bắp
Hơn bảy mươi tuổi đời quần áo rách
Bóng tối cày trên vầng trán nhăn nheo

Cháu bên bà còm cõi giữ nia khoai
Cân bó giẻ vết thương chưa lành miệng
Câu hát ru đến lòng ta chết điếng
“Chim bay về núi tối rồi
Không cây chim đậu, không mồi chim ăn…”

Những đứa trẻ cởi trần chạy quanh tháp canh
Miệng chúng kêu như gió hát
Trò chơi giữa mặt trời lốc cát

Mùa tháng ba líu ríu bầy chim sẻ
Những ngôi nhà vụt đứng dậy đã trở về
Những người thợ đục đá trên núi Đầu Voi
Những thợ hồ trộn vôi và mật
Bàn tay múa dẻo chiếc bay
Tiếng trẻ con xuyên mọi bức tường
Mái ngói tô mảng màu chói đỏ
Xơ dừa phơi nắng vàng rực rỡ
Nhịp hò dô trầm nặng đẩy thuyền lên

Những con thuyền thở dài trên cát trắng
Nghe da thịt nồng hơi biển mặn
Mùi cá tanh quanh bến cá buổi chiều
Người bán mua gồng gánh lao xao
Bao bếp lửa nhóm niềm vui sum họp
Các thiếu nữ gội đầu hong tóc
Trời khô ráo sao nở dòn lách tách
Trâu cạ sừng, chim về tổ ngủ yên

Những cặp vợ chồng chuẩn bị cho chào đời những đứa con
Những đứa trẻ nằm mơ, những bào thai khẽ đạp
Vô số mầm cây nẩy từ ngực đất
Đêm mùa xuân thiêng liêng

Những người báo thù lại rút về lùm dừa nước
Cùng với thuỷ triều
Nơi đây tiếp liền trảng cát
Đã vùi sâu những cặp mắt trong veo
Những đứa con bị tàn sát
Nấm cát nhỏ đắp lên gió dời chuyển phương nào
Biển gào thét và phía làng súng nổ
Tiếng trẻ khóc xuyên qua lòng họ

Từ đây không cuộc đời nào còn yên tĩnh
Muối mặn đắng, mặt trời gay gắt
Trong bóng tối những cánh tay như dây lèo bện chặt
Căng giữa biển đen gió quần quật bốn bề

Sơn Mỹ ơi những đêm dài có nghe
Tiếng lặng im trong lồng ngực người du kích
Tiếng hàng dương cụt ngọn
Trần mình lúc bão qua
Giờ họ lắng từ xa
Tí tách giọt tranh trước hiên nhà
Trái dừa rụng dội vào nỗi nhớ
Mùi bắp rang thơm ấm đêm mưa

Bao nhiêu người đã đi
Cái khoảng trống mái nhà còn ở lại
Cứ nhói lòng ta mãi
Mấy bông cúc nở thầm giữa cỏ hoang
Và bóng mát tàu lá chuối
Che nghiêng một khoảnh khắc bên đường

Có thể chỉ phút sau đời họ bỗng dừng
Những người cách nhau dăm ba tuổi
Giữa cuộc chống càn hay những tao ngộ chiến
Thường xuyên trong bóng tối
Họ nằm ngay bãi cát rào kẽm gai
Gối đầu lên đám lúa đang chờ gặt
Đồng đội thiếu nhau từng bữa cơm

Những đêm luồn sâu vô ấp
Ánh chớp loá trên mái tôn hầm hập
Giọt nước mắt mẹ mình vùi lẳng lặng trong tro
Đều soi rõ các anh soi rõ đến tận cùng
Những cuộc đời đã trao cho vùng cát này
Không một lời mặc cả…

Lời bình: 

Tác phẩm của Thanh Thảo đã khắc họa hình ảnh những người du kích mạnh mẽ và đầy sức sống trong cuộc chiến tranh. Ông thể hiện sự khâm phục đối với những con người không chỉ chiến đấu vì lý tưởng mà còn vì sự sống còn của dân tộc.

Em bé cởi trần dưới mặt trời

em bé cởi trần dưới mặt trời
mặt trời cởi trần trên nền mây xanh ngắt
chỉ người lớn chúng mình là kỳ quặc
che chắn tấm thân bằng đủ thứ áo quần

Lời bình: 

Một bức tranh thơ đầy ánh sáng, bài thơ này như tôn vinh những gì thuần khiết và mạnh mẽ nhất. Hình ảnh em bé dưới mặt trời biểu trưng cho niềm hy vọng, cho sự sống tiếp diễn bất chấp mọi khó khăn.

Hòa âm

nam nữ thanh niên xếp hàng mua giày mode
chim câu nhẩn nha trên hè phố cùng người
những vòm cây lipa bùng ngọn lửa xanh ngời
thành phố vừa quay vừa trôi lãng đãng

cụ già bước một mình trên phố vắng
dấu gậy rơi chầm chậm giữa cỏ chiều
cháu nhỏ nằm ôm xe nôi mẹ đẩy
đôi mắt mở lên khoảng trời trong veo

Lời bình: 

Những bài thơ hay của Thanh Thảo thường mang giai điệu như một bản nhạc hay và Hòa âm không ngoại lệ. Ông sử dụng khái niệm âm nhạc để truyền tải thông điệp về sự hòa quyện và đồng điệu trong cuộc sống. Bài thơ như một khúc ca về sự gắn kết giữa con người và tự nhiên, giữa tâm hồn và vũ trụ.

Ngịch âm

những bếp điện bếp ga tiện nghi sạch sẽ
đã nuốt mất của ta ngọn lửa hồng
và mùi thơm nồng đượm gỗ rừng
và làn khói xanh lam trên ống khói

cuối thế kỷ này ta được hưởng bao nhiêu cái mới
nhưng mất mát quá nhiều
không thể nghĩ đến một ngày nào đó
những robot trắng lạnh kia cũng biết yêu

Lời bình: 

Tác phẩm này là sự phản ánh về những xung đột nội tâm, những điều bất hòa trong cuộc sống. Qua những âm thanh nghịch ngợm, Thanh Thảo diễn tả một thế giới đầy mâu thuẫn nhưng cũng không thiếu sự cân bằng và giải thoát.

Chân tre

bước ngang dòng sông
pháo đài xanh
la đà rủ chim làm tổ
đêm nghiến răng ngày lam lũ
thở gai khóc lá than cành
viết lên cao xanh
ngọn bút trúc tâm ngơ ngác
không biết viết thì vót
nghêu ngao bình cũ hũ sành
thài lài rau mác nấu canh
bắt tép kho cà nuôi anh khôn lớn
thương mẹ kính cha
khổ nghèo tật bệnh
hoá trăm vị thuốc cứu người

– này bạn tre ngâm ơi
sao mắt rạng ngời
mùi hơi gắt

– thì Việt vương cũng nằm gai nếm cứt
như thân ta ủ kín trong bùn

– này chìa vôi nọ bách thanh
sao cứ nghe xạc xào là hót

– thì bác tre mới mặt trời nứt mắt
đã toả bóng về sau

– không thể sống mà đau
không thể chết mất gốc

gió nồm nam thay quạt
ngồi bụi tre đôi phút mát lòng
quăng quật cả nghìn năm
chịu trăm thứ đè đầu cưỡi cổ
chờ trăng lên hát giọng thổ
lý con gì vắt nửa khố dây

như bác Năm Trì đây

lên bảy bác cọc còi theo cha ra đồng đập đất cục
thoang thoảng mùi phân bò
mùi hương ấy trốn sâu trong tiềm thức
mấy mươi năm sau bật nút
thành thơ

bác Năm Trì lơ tơ mơ
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi

nhớ bác trán vồng như luống khoai
tay chai bánh tráng sượng
mắt băm băm lục tìm tám hướng
cuốc vung lên moi từng củ cui
mặt đanh rắn đất cục mùa phơi ải

bác Năm Trì dân Quảng Ngãi

ghét bác ghê cái tính hay nói tục
chửi bậy
chẳng nhằm ai
như trẻ con ném đất cục
vô ý trúng
có khi đền thấy mẹ
có khi
phải kiểm điểm

dù đất cục quê mình
chỉ u đầu chứ không
sưng

bác Năm Trì tưng tưng tưng
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi

mùa tiếp mùa bác kéo nhá buông câu
xơi tái
dăm ba thằng se sẻ
có lúc buồn leo tít ngọn cau
hát giọng thổ
những bài ca quá lửa
như cá bống kho tiêu
khen khét mùi niêu đất

bác chúa ghét những bống bống bang bang
ăn cám trả vàng

bác Năm Trì tàng tàng tàng
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi

đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
trăng hạ tuần
nhớ lung mung
hình như tổ tiên mình có cái chén mẻ
gửi đâu đó bên dưới đế tháp Chàm
những ngọn tháp chỉ còn trong ký ức

hình như tổ tiên mình trồng một bụi tre
trồng một luỹ tre
trồng một rừng tre
bên dưới thành Châu Sa
bên dưới Trường Luỹ
đâu đó
bên dưới những niềm hy vọng cũ

người ta lên voi xuống chó
lên ngai xuống bãi thài lài
còn bác
năm này qua năm khác
nhào nặn đất cục

bác Năm Trì ục ục ục
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi

bây giờ
bổ nhát cuốc đào lên
lại gặp những niềm hy vọng cũ
những giấc mơ quá lửa
những rễ tre hoá thạch tự bao đời

quê hương ơi làm sao tôi sống
thiếu Người
làm sao tôi thành một bóng cây
nho nhỏ
nếu trước nhà tôi, ngoài ngõ
không rậm rì rậm rịt một bóng tre?

Lời bình: 

Bài thơ nằm trong loạt thơ thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người và thiên nhiên. Thanh Thảo sử dụng hình ảnh chân tre để gợi lên sự gắn bó sâu sắc với cội nguồn, với đất đai, nơi con người sinh tồn và vượt qua những khó khăn. ”

Chân tre là biểu tượng cho sự dẻo dai, bất khuất của con người Việt Nam trước những thách thức khắc nghiệt của cuộc sống, và nó phản ánh tinh thần bền bỉ của dân tộc.

Chân ruộng

những con đỉa bám vào ký ức
hút thời gian nhớ nhớ quên quên
tôi không biết giữa quên và nhớ
con đỉa dai chọn cửa nào
lên tám tuổi lần đầu tôi bước xuống bùn
bàn chân nghe gốc rạ thở than
đám ruộng sâu nhìn dòng sông nhỏ
đón đứa trẻ lần đầu tập làm nông dân
cũng ở đây lần đầu tôi bị đỉa hút máu
những con đỉa tự ngàn xưa
hoảng sợ
những con đỉa đeo bám vào giấc mơ
nhờ nhợ
(bây giờ người Tàu sang xứ mình lùng mua đỉa
đắt bao nhiêu cũng cân
chắc họ mua về thả ruộng (Tàu)
cho đỉa bu sướng chân (Tàu)
hút máu)

người Tàu thật lạ
họ mua những thứ dân mình vứt bỏ
và bán cho mình những thứ cả thế giới vứt bỏ

làm sao tôi biết
chân ruộng sâu có gì?

bác Năm Trì
bình thản xoa tí nước bọt vào chân
và bứt ra một con
đỉa
nói theo kiểu bây giờ
“hết sức kiềm chế!”

à à uôm uôm
ruộng sâu rồi tới ao chuôm
tôi lớn lên từ đó

bàn chân sục trong bùn
nghe ram ráp lá lúa xoa vào mặt
từ một cánh đồng anh đi đánh giặc
mùi bùn đâu chẳng giống nhau

cứ gì mùi thơm mới khiến nhớ lâu
khi bùn non nối đời anh với đất
khi bàn chân giẫm gai cào đá sắc
là để cho bùn ruộng nhuyễn hơn thôi

bùn ruộng là tôi
thuở mẹ cho con bú
bầu vú thoảng mùi gốc rạ
bùn ruộng là em
nay chân dài nhưng ngày bé thơ
đồ hàng em chơi con cua kéo cày
bùn ruộng là anh
giờ tiến sĩ mà đầu loé nhanh
hình con lia thia đá

hồi nhỏ anh không chơi đỉa
không nói dai
nhưng đố biết
ruộng sâu cho anh những gì
đỉa trâu cho trâu những gì
vu vơ cho thơ những gì

đất qua tôi những gương mặt khác nhau
những luống cày ngây dại
những năm ấy tôi nằm sát đất
chẳng lo nghĩ gì
những năm ấy cây chò rừng bốc cháy
lửa hồn nhiên sáng trong
trăng như sữa đổ tràn rẫy cũ
một mình tôi ngun ngút nhớ thương
những năm ấy tôi bơ vơ như đất
bị bỏ quên một góc
bìa rừng

tôi đứng dậy
chính nơi mình vấp ngã
đầu gối va đất cục
ngây dại lấm bùn
mùi bùn làm tôi ngây dại hơn

tôi hạnh phúc thơ mình lấm láp
thơ mình in gương mặt bác Năm Trì
nẻ chân chim mặt ruộng mùa cuốc ải
lầm lì
hái rau tập tàng
bắt con cua lùa con cá
về cho má
nấu canh chua

ô kìa con…

người già quê tôi
tuổi ngót trăm ngày tăm xị rượu
lưng còng song song mặt đất
dáng thảnh thơi như một chiếc tàu bay
bay chầm chậm qua mây mù u uất
chở thênh thênh một đời nặng nhọc
con cháu xa quê mấy chục năm về còn nhớ mặt
nhớ thằng cu bị đỉa bu cua kẹp khóc ra sao
người già quê tôi
bắt được con gì ăn con nấy
nấu canh đủ thứ lá
mọc hoang trên ruộng mình
mỗi khi họ làm thinh
mây trên trời tụ về đen kịt

nhớ linh tinh
đựng cho vừa vài folder máy tính
đếm lỉnh kỉnh
mỗi lá rau một bài thuốc
nhớ những đêm soi đuốc
giữa đồng
đếm mênh mông
màu ráng chiều thay đổi
mưa sa hay gió nổi
đêm nhìn sao
biết ngày mai sa mù

người già quê tôi
chỉ không biết
sân golf là thế nào

Lời bình: 

Với Chân ruộng, Thanh Thảo tiếp tục khai thác hình ảnh của người nông dân và ruộng đồng – nơi nuôi sống bao thế hệ. Bài thơ khắc họa tình yêu và sự hy sinh thầm lặng của người nông dân với mảnh đất quê hương. Ruộng là nơi gieo hạt và thu hoạch, nơi chứa đựng mồ hôi, nước mắt và cả hy vọng về một mùa màng bội thu.

Chân mưa

những cây cau đã trổ hoa
yêu thương xa lạ
nơi không khí biến ta thành lặng lẽ
dẫu muốn ồn ào biết ồn ào với ai

con đường mấy mươi năm mòn dần dưới chân người chân trâu chân mưa
đường lầy thụt dẫn về yên tĩnh
ta đã có những con chuồn chuồn con cá con cua
ta đã có nỗi cô đơn ngọt ngào trẻ nhỏ

và tôi đã có
chân mưa

có những ngày mưa rất buồn
mưa đi luôn
rồi mưa trở lại
những dấu chân mưa bờ tre phấp phỏng
bong bóng phập phồng
tôi ngồi nhìn mẹ tôi xay lúa
tôi không biết và tôi không nghĩ
đời mình như chiếc cối xay tre
có ngày quay trở lại
tôi chỉ nhớ bát ngô rang giã lớ
trộn chút đường đen
thơm cả chiều mẹ cho tôi ăn
mưa
đầm đìa tong tả
mướt xanh tàu lá chuối
mờ mặt sông
bác Năm Trì thả lờ kéo nhá
mẹ tôi mua một bát lòng tong
kho nghệ
ngôi nhà tranh chỉ có hai mẹ con
mưa thì thầm ngoài cửa
thằn lằn chắc lưỡi
mưa giống bác Năm Trì khoác áo tơi
chân người chân mưa va vấp nhau
tất tả

Sáu mươi năm còn lại gì
vẫn tiếng chân mưa đi
ngoài cửa sổ

gần như một bức tường vô hình dựng lên
bao bọc tuổi thơ quê nhà mấy mươi năm xa cách
thỉnh thoảng ta về nhìn ngắm lại
phần đời đầu tiên con đường loang những vết bùn

suốt đời tôi cứ va phải những bức tường
trơ lỳ u mê
hung hãn
hoảng sợ

chỉ duy nhất một bức tường
dịu dàng
trong suốt
thương yêu
bao bọc

bức tường mưa
chìm tận đáy quê nhà

nơi mùi hoa cau thơm đậm hơn
lúa xanh hơn
dòng sông hiền hơn tất cả
hoàng hôn xuống như một người gánh rạ
gánh sắc vàng đang sẫm dần

trên chân ruộng con cò đứng một chân
cúi đầu ngẫm ngợi

những bức tường bê tông lầm lì
những bức tường sắt thô bạo
những con sư tử đá
những con đại bàng bằng xi-măng
sẽ thay hoàng-hôn-người-gánh-rạ của tôi chăng?

lò dò
nướng chiếc càng cua
thơm thơm
như đứa trẻ vừa chạy qua
lâng lâng bát nước chè nhà
dồng dộc làm tổ còn tha sợi vàng

thằng Bờm có cái quạt mo
thì tôi có cả tuổi thơ của mình

bao giờ thoang thoảng hoa cau
mặc lòng cua máy cáy đào tự nhiên

đời như chiếc cối xay tre
quay quay quay mãi
lại về
tuổi thơ

60 năm còn lại gì
vẫn tiếng chân mưa đi
ngoài cửa sổ

Lời bình: 

Trong Chân mưa, Thanh Thảo diễn tả sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt là mưa – nguồn sống cho cây trồng và đất đai. Mưa, dưới góc nhìn của tác giả, không chỉ là hiện tượng tự nhiên mà còn là biểu tượng của sự sống, sự hồi sinh, và hy vọng.

Hình ảnh chân mưa gợi lên những bước chân nhịp nhàng của thiên nhiên và con người cùng hòa vào chu kỳ sinh tồn.

Chân núi

nhớ cái đận tôi đi rừng lấy nứa
lội qua suối nghe róc rách trong mình
một dòng mát lạnh
lưng chừng dốc
bó nứa
tuột
khiến tôi sảng hồn
không kịp thở
chỉ mong mau
hết dốc
chỉ mong thoát
bó nứa
chỉ mong chóng
xuống núi

khi tôi dưới chân núi
núi quá cao
khi tôi lưng chừng núi
núi quá dốc
khi tôi trên đỉnh núi
núi quá thường

một lối mòn
sương sương

ngày ấy
chỉ cần mau
tới suối
chỉ cần nhanh
tới cuối
chỉ cần vứt
bó nứa
chỉ cần thấy
nhà mình

rồi tôi âm thầm
leo một ngọn núi khác
trèo một con dốc khác
vác những bó nứa khác
mơ những giấc mơ khác
nhưng không mong
hết dốc
không mong thoát
cái gì

như người xuyên rừng nhãng bước chân đi
cứ chăm chăm phát cây mở lối
gánh nặng là chữ
muỗi vắt là chữ
mồ hôi là chữ
đói bụng là chữ

buồn vô ngôn

giấc mơ chữ
quanh quất
mê mải
trơn tuột
những hy vọng
lơ lửng

đỉnh núi là chân núi
và ngược lại

bây giờ ngồi một mình
nói một mình
trên vai không còn bó nứa
không còn gì nữa
không leo dốc
không khát nước
chân núi là đỉnh núi
không ngược lại

may ra còn
một giấc mơ

những giấc mơ đêm nào quanh quất
chợt sáng chợt tắt
vào những buổi trưa trời tích điện
người tích nhiệt
cây ba lá tìm một chiếc túi xách bị mất
không ai nói cho biết
phải làm gì
chân núi trước mặt mình
xa lăng lắc
tôi biết sự an ổn
dưới chân núi
ngôi nhà bé nhỏ
dưới chân núi
những bụi sim mua hoa tím
dưới chân núi
mẹ tôi nằm
dưới chân núi
đôi khi biết chỉ mà biết
nhớ là nhớ vậy thôi

tôi bắt đầu từ chân núi
nhưng chưa biết bao giờ kết thúc? ở đâu?

Lời bình: 

Chân núi khắc họa sự hùng vĩ của thiên nhiên, với núi non cao lớn, vững chãi. Thanh Thảo đưa người đọc vào không gian của sự vươn lên, vượt qua những giới hạn của con người để chinh phục thiên nhiên.

Hình ảnh chân núi là khởi đầu cho những cuộc hành trình đầy thử thách và mạo hiểm, nhưng cũng mang theo niềm hy vọng và khát khao khám phá.

Đêm trên cát

(Một đêm của nhà thơ Cao Bá Quát)

những con cá vàng ngủ mê trong điện Thái Hoà
cặp mắt giấu sau bóng tối
tiếng thở dài
bàn tay nơi không thấy bàn tay
phút chốc đốm lửa loé sáng
người lính canh bên con nghê

bao giờ

ta không định ra đi hay ở lại

hoa gạo trong sương sớm
nung nấu lòng kẻ xa
ta đứng phía mặt trời lên chậm
nửa đường đời cơn gió thoảng qua
đừng nói đừng nhắc

ta thèm nghe tiếng giã gạo
vợ hiền tấm mẳn làm thuê
và dòng sông chảy ta nghe
mùa đông bãi quạnh lạnh tê gió lùa
ta như thể cành bàng khô
cắn răng chịu rét mà chờ lộc non

bao giờ

câu hát thời bé dại
“ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”…

sẽ tới lúc chăng

con nghê đá người lính canh hoá đá
đêm cứng khô như một bức tường

ai thả rơi từng bước chân
hoang vắng… áo phong trần tả tơi

ta đã giải trọn kiếp người
với dòng sông dựng ngang trời thanh gươm

với bài ca thuở khốn cùng
hát bên người đói ngập ngừng xin cơm
với tàn nhẫn lời roi song
cháy trên da thịt hãy còn biết đau

đừng nói đừng nhắc
ta đã gượng dậy thế nào
để ném những câu thơ
như khạc từng búng máu

có lúc vào canh ba sợi dây đêm chùng lại
ta lấy chiếu đắp thêm cho chú nhỏ
khêu bấc đèn ngóng đợi
ngỡ vừa nghe tiếng kẹt cửa của hư vô
giận mình chưa học được phép ngủ
mắt trừng trừng mở trước vực sâu

những con chuột nhắt
gặm nhấm tấm vải hy vọng
mà ta canh cửi suốt đời
những con chuột nhắt
bò qua khoảng không chóng mặt
lên tận chín tầng trời

khoảnh khắc ta hụt hẫng
mây dưới chân tan loãng rã rời
hố thẳm
bao năm ròng chới với
lòng mê man vin một chút danh hờ

trên đất nước trận bão đen tàn hại
bầy châu chấu từ đâu về che kín mặt trời

lúa te tướp mặt người xanh xám
dài làm sao những buổi chiều trống rỗng
bụng quắt queo kiến bò
cái đói thật tình xuống hai hàng nước mắt
nào phải chuyện văn thơ

nào phải lối đãi bôi thù tạc
trăng trong chén anh
là giọt rượu cặn cuối cùng
của sông Trà một đêm khói sóng
nhìn mắt bạn thấy bóng mình lẳng lặng
mối hận bỗng trào lên cuộn xoáy con thuyền

dù đi hay ở
chẳng bao giờ ta quên
bàn tay bạn giơ ngang như níu kéo

như buông bắt cái gì tận xa vời
ta chỉ là gã nhà thơ cùng đường quay trở lại
lòng ước ao thoáng hạnh phúc mơ hồ

tóc xoã đầu ngọn gió
rối bời bao tâm sự
ta già rồi chăng

trước mặt bức tường cao thêm mãi

gánh nặng lưng còng trèo non lội suối
xoè bàn tay còn lại đất bùn
mong tài năng nở rộ dưới vầng dương
buồn cười thay
nghe trong miệng vị sương mù nhạt thếch

Con chim quyên lỡ vận
lang thang trên mặt đất
tiếng kêu sao nghẹn ngào
ta đã phí hoài quá nhiều sức lực
gót chân mòn những bước không đâu

ở nơi đó dường như tình yêu
lần thứ nhất hoa xoan rơi lấm tấm
mưa giêng hai thấm áo người ơi
ở nơi đó ta nhỡ một nụ cười
ba mươi năm sau nhớ lại còn muốn khóc

nỗi nhớ của người đi trên cát
mỗi bước mỗi lùi về tuổi thơ
những khao khát bỗng thành chõ vỡ
mắt đăm đăm cát trải mịt mờ

thì cứ đi cứ đi và đi mãi
như nước kia chảy không bến không bờ
ta đã ném thơ mình vào thác xiết
một sợi chỉ mành mỏng mảnh treo chuông
một tiếng thét khi đầm lầy dâng ngập cổ
trước mõm chó trước vó ngựa
lần đầu thơ biết đến hiểm nguy

hãy đứng lên ngọn lửa
giữa màn đêm kinh sợ
hãy thắp sáng lời nguyền rủa
trước Ngọ Môn
hãy uống cạn con đường
đầy chông gai cạm bẫy

hãy xuyên thủng bức tường
bằng ngôn ngữ
hãy chế ngự thời gian
bằng lặng lẽ

ta đã vãi tung những hạt giống của mình
vào đất đai tăm tối

bao giờ cho đến tháng ba

trẻ gọi trâu lanh lảnh ngoài đồng lúa đang thì con gái
luỹ tre ngà lơ mơ
cái áo khoác thanh bình
tiếng tu hú trôi trong màu đỏ
tháng năm về thức tỉnh những mầm sen
có gì khiến ta bứt rứt
có gì không thực
qua vẻ hiền lành khép nép kia

ta thích hoa phượng
cháy tận cùng ngọn lửa
dù phải thiêu đốt cả mùa hạ

ai thảnh thơi ăn măng trúc mùa thu
gió heo may ta cúi đầu từ biệt
dăm bảy học trò mang rượu tiễn đưa
các con đừng khóc
ta đi đâu
lênh đênh theo đàn chim di trú

ai cắn răng qua cầu mùa đông
cầm cố áo bông đổi vài đấu cám
chợt ấm lòng nghĩ tới người thân

nếu chỉ sống cho riêng mình
cảm sao nổi phút tấm lòng kỳ lạ ấy

*

đã trộn trong ta hàng ngàn số phận
như bột nhào như vôi vữa
mong một ngày hiện rõ
chất thật mỗi con người

lặng yên trên bề mặt
gào thét dưới chiều sâu
hiểu những giới hạn
và khoảnh khắc
một thành hai thành ba thành vô số

mãi mãi dò tìm
mãi mãi không thể nào chạm đáy

những quả táo non chua chát
ngọt ngay dưới mắt trẻ thơ
cha lẩn thẩn đi học nghề mổ rồng
đâu ngờ các con đói gầy đến thế
như Thiếu Lăng thuở xưa về nhà
ôm mặt khóc đất trời sầm tối

những giọt nước mắt
tắt nhanh trên cát
những giọt nước mắt
chẳng cần hoá ngọc
ném gông dài làm chiếc thang mây
cười dội tới những tầng cao chất ngất

ta sống lại nhờ tiếng cười
lần thứ hai chào đời từ ngục thất

xin bạn đừng kinh ngạc
vì sao chiếc mầm cây nhỏ nhất
bị cả mùa đông nhào vô trấn lột
bị bóng đêm lường gạt
vẫn trần trụi lớn lên

trên cánh đồng ngập ngụa
trên màu lam lũ những ao bèo
ta biết mình sẽ trở lại
với bạn nghèo ăn bữa cơm rau dưa
uống chén rượu thơm nồng không pha phách
cất bằng thứ men truyền giữ đã bao đời

ta sẽ trở lại
dù phải húc đầu vào đá
để mở cửa

sau mùa đông là mùa xuân
sau cái chết một bắt đầu khác nữa

rêu nhuộm thời gian quanh gốc gạo
đàn quạ kêu trên đỉnh tháng tư
chuông chiều buông dòng sông chảy chậm
sao vụt xanh dải ráng chưa mờ

có tiếng gì chừng quen thuộc
đến từ sắc trời phút giây thay đổi
chừng gọi ta từ yên tĩnh không cùng
hỡi người bạn đường mệt mỏi
đâu là nơi dừng tạm bàn chân

đâu con sóng dịu dàng
đưa đẩy vành trăng
đâu lời ru lúc quên lúc nhớ
như mây mù mây tan

gió
cát
quay cuồng
chiếc lá
xốc áo đứng lên
lưu đày
bầy cá nược đua theo thuyền
trăng bầm đỏ
mặt biển bùng cơn ác mộng
con quái vật lừ lừ phun khói
đang bò về phương Đông

ta thét gọi
chỉ mình ta tỉnh thức
tiếng ta chìm như hòn sỏi giữa mênh mông

lặng ngồi cho cạn đêm sương
nâng chén rượu với hư không chuyện trò
một đời trải bấy âu lo

cái vui thiên hạ bao giờ vui chung
bình sinh khoác mảnh chăn đơn
đói no ấm lạnh thói thường khác nhau
nỗi niềm lo trước vui sau
hai con mắt mở chiêm bao mấy lần
bước đi bước ở tần ngần
trống hoang quán trọ trần gian gió lùa

ta sẽ trở lại
con người
dài hơn mọi con đường

giữa hai hàm răng là bóng tối
những người trốn thuế trốn sưu
bóng tối trùm lên cái nhìn hốt hoảng
những người không muốn chết trước lăng vua
như sỏi đá
những người vốn rụt rè ai gọi cũng dạ
suốt đời quẩn quanh chật chội luỹ tre làng

vì lẽ chi
họ bỗng đặt vào ta bàn tay lửa

ta có thể đưa tặng họ món ăn gì
ngoài hy vọng?
ta có thể trao cho họ của cải gì
ngoài gánh nặng?
khi ta giương ngọn cờ cay đắng
vì lẽ chi họ hăm hở tụ về?

không ban phát những lời hứa hẹn
ta chỉ vung sự thật như cái vồ bằng đá
giáng xuống những cơn mê

hãy tỉnh dậy
từ giấc ngủ
nhằm đánh lừa
cái bụng đói
nhằm an ủi
vết thương sâu
hãy tỉnh dậy
bóc lá cao
lời đường mật
vứt toa thuốc
bọn lang băm
chuyện mánh mung
trò bố láo
hãy tỉnh dậy
chớ mộng du
đừng khiếp sợ
sống trên đời
sông có khúc
người có thời
hết buồn khổ
tới mừng vui
hãy tỉnh dậy
nào bạn ơi!

ánh sáng của cây xanh
bóng mát của đất lành
ta nhận ra ngọn suối nơi dòng sông mình ngụp lội
mà tiếng nói
đột nhiên, lấp lánh

ta nghe những cánh rừng quẫy mạnh
trong hoang vu
cây vươn vai ầm ào như bão
có nhẽ ta chưa từng đến đó
chưa dò xuống những bậc thang kỳ lạ
để thám hiểm chính mình
để vớt lên
những cánh hoa cho mùa xuân khác

gương mặt nào quá ư thân thiết
và niềm vui hiếm hoi
như rượu quý nhiều năm chôn dưới đất
giọng hát sau đền đài đổ nát
cứ lay giật hoài cánh cửa riêng ta

không phải bàn tay cẩm thạch
chuyển đến cái vuốt ve bằng đá
những rú gào xé rách màng tai

khô khốc
một tiếng kêu ngắn
khô khốc

khoảng lặng im đầy âm nhạc

chờ đợi những bước chân
của màu nâu trầm ấm

gió như điên qua mái nhà cũ nát
ta cứ ngồi và trôi trong đêm lễnh loãng.

này, bác gió
sao không tung hê bọn ăn trên ngồi trốc
lại đi giật tấm tranh anh em nghèo

này, bác gió
hãy thổi xuyên thân hình ta như ống sáo
khúc nhạc dành cho những chồi non

tính ta ưa chọc cười
với bạn bè hay vui chén rượu
những giấc mơ nào xa lắc
thỉnh thoảng cập về bến cũ ghé thăm

ánh sáng với mù sương
ùa vào cùng một lúc

con đường lầm lội
gió hong khô lớp bùn váng bên ngoài
lẽ “hành tàng” nhiều khi nói mãi
sợ con chào mào trên cây khế rình nghe

ta đứng đây
nương tựa vào chính mình vào mặt đất
nơi đặt bàn chân
những chiếc lá run run bỗng xích lại gần
với cái nhìn dịu dàng
ta sẽ thở
bằng lồng ngực chật căng sau manh áo vá
tiếng nói âm u từ vô vàn mạch máu
chảy nóng rực bầu trời
ta sẽ đẩy tiếp sá cày
trên khoảng đời còn hoang hoá

nếu con người không biết đau khổ
nếu con người đánh đổi
cả cuộc sống cho sự bình yên giả tạo
nếu con người tránh né
những câu hỏi của riêng mình

ra sẽ rung lên hồi chuông
từng tiếng chuông sẽ vỗ vào vai họ
như bàn tay một người bạn chân tình
qua thời gian sấp ngửa
rắn lại, óng ánh
như hổ phách ngân nga trong thầm lặng

những vòm cửa hình cánh cung
đứng sững
những hạt bụi đã bao lần quay đảo
hoa cúc vàng lên ngôi
những mái nhà xám hơn mây xám
trôi chầm chậm qua sông
những cây bàng chợt rùng mình cảm thấy
một khung trời gãy gập của mùa đông

như người thức giấc sau mộng mị
mùa xuân dụi mắt cười ngơ ngác
dòng sông mở mát xanh mời mọc

vươn khỏi cô đơn
hoa bừng tỉnh đón niềm vui ngây ngất
hoa thanh thản chết đi từng khoảnh khắc
hoa nhẹ nhàng báo trước những lo âu

họ dẫn ta về đâu
bị trói chặt giữa vòng dây và bóng tối
giữa thói quen hàng ngày và nỗi sợ
những chữ lạ viết mãi vào không khí
thẩm vấn tra tấn ngục tù
không duyên cớ không tuyên án
tóc bạc trắng chờ lưỡi-dao-chưa-biết-bao-giờ-đến
tại ta không muốn bỏ rơi những gì tốt đẹp
ta mỏng manh như một con người
với tình thương
lấy lưng mình che đỡ những câu thơ non nớt
lấy những câu thơ làm tấm áo che người đang rét
trước ngọn roi gió bấc phũ phàng.

dù tất cả sẽ trôi qua

nắm chặt bàn tay
những ngôi sao mọc giữa bùn lầy
sáng trong nước mắt
con đường xuyên đám mây giông bão
chiếc lá xoáy
mưa hút vào thung lũng
nghe giá lạnh tàn phá cơ thể

ta đứng bên bờ sông bông cỏ nở hoa
một giọng nói rất khẽ
những chấm xanh nhỏ nhoi này là tín hiệu của mặt đất
của mặt đất lớn lao thường xuyên bị đẫm đạp
đến với ta như dòng nước mát
như mắt con ta sau chuỗi ngày xa cách
như hàng xoan non rưng rưng tháng giêng

cỏ bồng bềnh câu thơ hoang dại
cánh đu tiên mùa xuân
ta đã bay quá lằn mức đời mình
trên cả dao động và yên tĩnh

bỗng tiếng gà như sóng
vỗ tràn qua không gian

khi người ta thức đến canh tư
con mắt nhìn bóng đêm sẽ khác

bạn ơi, vì sao quyến luyến
trăng gác non đoài trăng chẳng nỡ quay lưng
đời mấy lần gặp gỡ
muốn vươn tay kéo núi về gần

ban mai rồi sẽ tới
như dòng sông lao xuống từ trời
ta vục đầu vào khoảng xanh ngợp ấy
tóc ướt đầm ánh sáng

cơn sấm rền chớp xé tầng mây
lúa phất cờ đứng dậy
những hàng cây bùng cháy

ta chờ đợi

băng ngang trời đàn ngựa trắng

rền vang móng gõ
xanh đỏ tím vàng
lúc hiện lúc tan
tiếng trong tiếng đục
những người chân đất
những người thở dài
những người cúi mặt
chưa biết về đâu

băng ngang trời đàn ngựa trắng

ta vung thanh gươm
theo chiều lá lúa
bạn ơi đừng hỏi
những người chân đất
những người thở dài
những người cúi mặt
rằng họ là ai

băng ngang trời đàn ngựa trắng

những con cá vàng
những con nghê đá
một đốm lửa nhỏ
một giọng nói người
bàn tay bầm dập
tìm nắm bàn tay
bạn ơi đừng hỏi
rằng ta là ai

băng ngang trời đàn ngựa trắng
cấy xuống đồng sâu
đời người – dảnh mạ
phải mùa nắng nỏ
gặp bấc tháng ba
héo quắt xương da
sâu rầy phá hại
tai ương chướng hoạ
châu chấu tủa về
cắn phăng gié lúa
kêu trời không thấu
lũ tràn vỡ đê
nước mắt dầm dề
nhoà trong mưa xối

bạn ơi đừng hỏi
ăn mày là ai

băng ngang trời đàn ngựa trắng

ta đã thấy những con tàu đồ sộ của một thế giới khác
như hiện từ giấc mơ ma quỷ
nhưng cái gì sẽ đổi thay?
vẫn những người da đen còng lưng kéo xe cho người da trắng
trên sân khấu cuộc đời vẫn bôi mặt vẽ mày nhí nhố gươm đao
mục nát lại chồng lên mục nát
những chiếc ngai sơn son thiếp vàng những võng lọng
đình đám những tiệc tùng thừa mứa
hệt như thời Nguyễn Du đã thấy
và mặt trời cứ lẩn tránh
không rõ vì xót thương hay xấu hổ hay hèn nhát
bỏ mặc dân đen cho lũ sói diều

muốn hỏi cây gạo làng Phú Thị mà hoa đỏ bao lần ám ảnh tuổi thơ
muốn hỏi chiếc gông dài nặng hơn cả ngàn trang sách
mùa xuân mang rượu lên núi cao
muốn hỏi Ức Trai người anh hùng muôn thuở

cái gì sẽ đổi thay?

kêu một tiếng giữa rỗng không lạnh giá
mù sương
mắt ráo khô
con đường cát lún
vài ánh lửa chập chờn

có lẽ xóm giềng đà trở dậy
thơm thơm mùi khói nùn rơm
hạt móc rơi trên tàu lá chuối

ta đi và tất cả dâng lên
gương mặt tiều tuỵ của đứa con
mái nhà cũ phên tàn dậu đổ

ta đi và tất cả dâng lên

Quê hương
nếu cần phải làm lại
nếu phải làm ngay không trễ nải
ta xin hiến nốt đời mình

chỉ để gióng lên hồi chuông

lớp người sau sẽ đến
những ngọn sóng trong đêm
khởi từ giờ tý
nơi bản lề cánh cửa mở vào ngày mới
ta xin đứng lại
chiến đấu như một người
chặn đường nỗi sợ
và chết như một người
đã vượt lên nỗi sợ

ở những ranh giới mơ hồ
đây là điều sáng tỏ
phải trả giá cho mỗi phẩm chất người
dù rất nhỏ

khi quả cây chín được trên cành
nó không lo bao giờ rụng xuống

Lời bình: 

Với hình ảnh của sa mạc và đêm tối, bài thơ tạo nên một không gian trầm tư về cuộc sống, về hành trình của con người trong thế giới đầy bí ẩn và thách thức.

Anh Sáu Như

Người xã đội trưởng không bằng cấp
Ngay tên mình anh viết vẫn chưa xuôi
Đã mấy năm nằm hầm bí mật
Thông thạo trên mười kiểu gài lựu đạn
Sống với anh em bằng tất cả máu mình
Mái nhà dột năm đứa con áo rách
Ngwoif đi trước giữ lòng mình trong sạch
Lấy trọn đời trả nghĩa với nhân dân

Lời bình: 

Thanh Thảo viết về một người lính, một anh hùng trong cuộc chiến. Bài thơ là một lời tri ân dành cho những con người đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

Đám cưới ngày lũ lụt

Ngày đẹp nhất sách đã chỉ thầy đã coi
lại là ngày lũ quét
mưa xối xả nước xiết
xóa phẳng con đường và cánh đồng
chú rể mặc áo vét, xắn quần
cô dâu không váy cưới nhiều tầng
cả hai họ tưng bừng lội nước
chú rể cô dâu cầm tay nhau về đích
nước trôi nước lũ sáng trời
“đừng chê phận khó ai ơi
còn da lông mọc còn chồi nảy cây”
bền gan đám cưới quê tôi
trong mưa xối vẫn ấm đôi bạn lòng
cách nhau chỉ một quãng đồng
mà lũ lụt hóa mênh mông thế này
còn chồi chắc sẽ còn cây
còn tình yêu tất có ngày nở hoa
nước dâng mấp mé hiên nhà
mẹ ơi đám cưới lội qua tháng mười

Lời bình: 

Bài thơ mang đến một khung cảnh vui tươi nhưng đầy ý nghĩa, nơi tình yêu và hạnh phúc vẫn tồn tại bất chấp khó khăn của thiên tai. Thanh Thảo khắc họa hình ảnh người Việt kiên cường và lạc quan trước nghịch cảnh.

Lòng giếng

mọc trong lòng giếng những vạt rêu đám cỏ
bao nhiêu trời tròn và thỉnh thoảng mặt trời đi ngang
đêm đêm những ngôi sao chìm xanh ướt
một ngày nào
mà tôi thả vào lòng giếng
nhoà nhoà
nhiều năm sau
tôi trở về buông gàu
gương mặt má tôi
ròng ròng nước mắt

Lời bình: 

Với hình ảnh lòng giếng sâu thẳm, Thanh Thảo đưa người đọc vào không gian của sự chiêm nghiệm. Đó là những suy tư về cuộc đời, về những điều không thể chạm tới nhưng luôn hiện hữu trong tâm trí con người.

Lời kết

Thơ Thanh Thảo hay và đa dạng chủ đề, thể loại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm xuất sắc, đặc biệt phải đến đến tuyệt tác Đàn ghi-ta của Lor-ca.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet