Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật | Khái niệm và đặc điểm cơ bản 

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật được sáng tác tuân thủ theo quy tắc rõ ràng. Thể thơ này rất phổ biến ở Việt Nam, được vận dụng trong các tác phẩm nghệ thuật từ lâu đời. Mời bạn khám phá những nét đặc trưng của thể thơ này và tìm hiểu một số ví dụ thực tế.

Table of Contents

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật là gì?

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật là thể thơ có 4 câu, mỗi câu đều có 7 chữ giống nhau. Trong thể loại này, có quy định câu số 1 – 2 – 4 (hoặc 2 – 4) hiệp vần chữ cuối với nhau.

thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Tìm hiểu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Là thơ Đường Luật nên dạng thơ này cũng phải tuân thủ quy định về Niêm, Vần rất nghiêm ngặt. Cũng vì lý do đó nên bài thơ trở nên thống nhất, rõ ràng.

Câu 1 – 3 – 5 được sáng tác tự do, giúp tác giả tận dụng truyền đạt cảm xúc. Với câu 2 – 4 – 6 cần tuân thủ đúng luật để tạo nên bài thơ chặt chẽ, rõ nghĩa.

Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Thể loại thơ này có nhịp điệu rất thu hút, đọc nghe êm tai và khá dễ nhớ. Thông thường, bài thơ viết theo dạng này sẽ có nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 tiếng hoặc 4 tiếng, cấu trúc được sắp xếp hài hòa.

Luật vần được gieo tại các chữ cuối câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8 xen kẽ bằng trắc nên đọc lên rất thuận tai. Nhiều nhà thơ sáng tác lâu năm có gợi ý, để bài thơ trở nên trầm bổng hơn, không nên trùng thanh bằng ở tiếng thứ 4, 7 ở câu luật vần.

Tham khảo cách làm thơ:

Thất ngôn tứ tuyệt không đối:

Thất ngôn tứ tuyệt có đối:

 

thất ngôn tứ tuyệt đường luật đặc điểm
Khám phá nét đặc trưng của thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Về bố cục, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật sẽ có 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp:

  • Câu 1 (Khai): Ý chính bài thơ, như lời giới thiệu về nội dung sẽ có trong bài thơ.
  • Câu 2 (Thừa): Mở rộng ý đã nói ở câu đầu, diễn giải cụ thể hơn về nội dung.
  • Câu 3 (Chuyển): Chuyển đổi ý thơ, gợi ý thông điệp của bài thơ.
  • Câu 4 (Hợp): Kết hợp với câu chuyển để làm hoàn chỉnh, thống nhất lại toàn bộ ý nghĩa, cảm xúc có trong bài thơ.

Các thể loại thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Là thể loại văn học được xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc, dạng thơ này đã được phát triển thành 2 dạng:

  • Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật: Tuân thủ đúng Luật, Niêm, Vần=, cấu trúc rõ ràng.
  • Thất ngôn tứ tuyệt Cổ Phong: Không ràng buộc luật nghiêm ngặt, có thể dùng 1 loại vần hoặc nhiều loại, đảm bảo luật âm và nhịp.

Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Trong phạm vi chia sẻ, bạn có thể tìm hiểu rõ luật được quy định với dạng thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật. Cụ thể, quy định khi sáng tác bài thơ theo thể loại này phải đáp ứng được các điều kiện:

  • Niêm: Áp dụng theo chiều dọc, câu niêm với nhau để tạo được sự đồng đều.
  • Vần: Câu 1 – 2 – 4 hoặc 2 – 4 có chữ cuối hiệp vần với nhau.
  • Bố cục: 4 câu và mỗi câu 7 chữ theo thứ tự: Khai, thừa, chuyển, hợp.

Khám phá một số tác phẩm viết theo thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Việt Nam có rất nhiều tác phẩm thơ hay được viết theo bố cục thơ Đường 4 câu 7 chữ. Đây là thể loại yêu cầu tuân thủ luật chặt chẽ, nhưng vẫn được yêu thích vì có thể mang đến âm điệu rất bắt tai.

Mời bạn khám phá một vài bài thơ được viết theo kiểu này, tuân thủ đúng luật. Qua đây, người đọc cũng sẽ cảm nhận được cái hay của việc làm đúng luật đã được áp dụng với dạng này.

1/ Thu Buồn

Nhớ độ thu về bên bến sông

Nhìn quanh dòng nước thật mênh mông

Chạnh lòng chợt nhớ cô bạn cũ

Ngày tiễn tôi đi.. dưới nắng hồng

Mười bảy năm trường đã cách chia

Tưởng rằng hôm đó vẫn hôm kia

Dáng em ngày cũ bao nhung nhớ

Mắt đẫm lệ rơi.. giây phút lìa

Rảo bước lòng vui qua khắp tỉnh

Chim say tình hót khúc bình minh

Hương hoa,gió mát nghe xao xuyến

Nắng nhẹ tơ vương.. nắng tỏ tình

Em hỡi, em ơi, em ở đâu.. ??

Tìm Em khắp chỗ suốt canh thâu

Đường xưa,phố vắng xa mù tịt

Tiếc nuối tình em… buồn bấy lâu.

thơ thất ngôn từ tuyệt đường luật
Trích thơ Thu Buồn

2/ Nhớ

Đông đến làm chi để nhớ thêm

Thoáng mơ hình bóng ai bên thềm

Nụ cười đôi mắt ngày xưa ấy

Như gọi như mời… rất dịu êm

Uống rượu cho quên giấc mộng mơ

Rượu vơi, tình vẫn chưa phai mờ

Tình sao tình quá ư tê tái

Một bóng em, anh.. vẫn đợi chờ

Nhớ phút chia ly nguyện ước mong

Chờ nhau chờ đến cuối mùa đông

Vòng tay âu yếm làn môi ngọt

Bỏ lại mình em.. thấy quặn lòng

Cả mấy năm ôm ảo mộng thường

Mơ cùng xây tổ ấm uyên ương.

Sao em lại nỡ quên tình cũ.

Để đến giờ này… mãi nhớ thương.

3/ Nhớ về em

Đêm qua bỗng nhớ đến em yêu

Chẳng biết vì sao lại nhớ nhiều

Có lẽ mùa xuân làm thổn thức

Bao nhiêu kỷ niệm.. biết bao điều

Ngày em dạo phố thật nên thơ

Bóng dáng yêu kiều lắm mộng mơ

Nhí nhảnh hồn nhiên đầy cảm xúc

Hồn anh rạo rực.. nỗi mong chờ

Xuân về lặng lẽ suốt bao năm

Tết đến làm anh lại nhớ thầm

Nhớ lại em yêu ngày tháng ấy

Tay đàn, giọng hát.. thoáng dư âm

Thời giờ vội vã bước nhanh qua

Mấy chục năm rồi vẫn thiết tha

Ngóng đợi trông chờ em chốn cũ

Cho dù vẫn biết… cuộc tình xa.

thất ngôn tứ tuyệt đường luật là gì
Trích đoạn thơ Nhớ Về Em theo dạng thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

4/ Đông về nhung nhớ

Đông ấy trở về gặp cố nhân

Hàn huyên cả buổi, dạ bâng khuâng

Hỏi ra mới biết người xưa ấy

Thuyền đã sang sông.. đã mấy lần

 

Người cũ bây giờ đã có đôi

Tình em đã chết, lẻ riêng tôi

Nghiêng nghiêng nét bút, đầy thương nhớ

Em đó, anh đây.. vĩnh biệt thôi

 

Nhớ đêm đông cũ, đêm Noël

Nói nhỏ thì thầm anh nhớ em

Ánh mắt thơ ngây nhìn bẽn lẽn

Vân vê tà áo.. phút êm đềm

 

Đành trách sao em quá hửng hờ

Đông về em để lở đường tơ

Bao nhiêu nhung nhớ, bao nhiêu mộng

Giờ đã xa xôi.. hận bến bờ.

5/ Nỗi niềm

Thơ này viết tặng gởi cho em

Gợi nhớ tuổi thơ rất dịu êm

Dẫu biết giờ đây là dĩ vãng

Sao mà vẫn đợi.. nhớ từng đêm

 

Ai đều cũng có thời mơ mộng

Có lẻ riêng tôi ấp ủ lòng

Ánh mắt môi cười tà áo ấy

Trông nàng duyên dáng.. nỗi chờ mong

 

Ai ai cũng có mối tình đầu

Tiết học mơ màng những chuyện đâu

Cô bạn ngồi chung cùng một lớp

Nào nàng có biết.. đã yêu lâu

 

Rồi trưa bửa ấy, trời buồn thảm

Giữa sáng hôm nào, gió lặng câm

Tin dữ báo rằng nàng đã khuất

Ngày đi tiển biệt… khóc thương thầm.

6/ Xuân về

Xuân lại đến rồi em có hay

Kia đàn chim hót giữa trời mây

Cả bầy lượn cánh như chào đón

Nắng ấm mùa xuân.. trở lại đây

thất ngôn tứ tuyệt đường luật cách làm
Trích bài thơ Xuân Về

Xuân đã về rồi em có mơ

Ngày xưa đường phố rất nên thơ

Hoa mai nở rộ vàng tươi tốt

Ong bướm nô đùa.. dưới nắng tơ

 

Xuân lại tới rồi em có mong

Chờ nhau điểm hẹn sát bờ sông

Thuê thuyền ngoạn cảnh quanh đây đó

Khuây khỏa bao năm.. nỗi nhớ trông

 

Xuân đã trở về anh mộng tưởng

Dáng em ngày đó giữa đêm sương

Có còn mong đợi nơi phương ấy

Chờ ngóng anh về…trọn nhớ thương.

7/ Tình ơi

Viết cho em một bức tình thơ

Định tặng em nhưng mãi đợi chờ

Chữ viết run nhiều, không đẹp lắm

Thầm yêu chẳng nói.. kẻ si khờ

 

Viết cho em mối tình thầm kín

Sợ gởi em không thấy nhắn tin

Lòng thổn thức nghe sao lạ rứa

Bồi hồi rạo rực… tình đầu tiên

 

Nhớ xưa bước cạnh em trên đường

Mái tóc thề thơm tỏa ngát hương

Bận áo dài sao tha thướt quá

Hồn anh thơ thẩn.. ngẩn ngơ, thương

 

Hôm nào lại gặp em làm ngơ

Gót bước chân ngà lắm bụi tơ

E thẹn nhìn em không dám nói

Tình ơi tình hỡi… biết làm sao..??

8/ Hồ Tây Trời Thu

Bước khẽ bên hồ giữa tiết thu

Thơm lừng hoa sữa dưới sương mù

Bồn chồn thổn thức, người xa xứ

Quyến rũ say mê.. khách lãng du

 

Nhặt lá cây bàng đỏ sắc tươi

Nhìn thu lá đổ ngập khung trời

Lào xào tiếng lá, theo chân bước

Lảnh lót sơn ca.. dõi mắt ngời

 

Mấy bác già nua tập thể thao

Người lo chạy bộ, kẻ chơi nhào

Thanh niên tụ đám, cùng đùa bóng

Thiếu nữ tan bầy.. lẻ múa đao

 

Một gánh hàng rong bán cốm xanh

Ngoài xôi được bọc lá sen lành

Bưng liền nếm thử, ôi ngon tuyệt

Bóc lẹ dùng ngay.. quả nổi danh

 

Phẳng lặng hồ tây dưới nắng tơ

Nghe làn gió thoảng gợi hồn thơ

Tìm vần hoạ cảnh, đầu thư thái

Kiếm chữ làm thơ… mặt thẫn thờ.

9/ Vọng Cố Hương

Luẩn quẩn trong mơ dọ lối về

Chân lần lạ lẫm nẻo đường quê

Khua dầm lướt nhẹ xuồng tam bản

Thổn thức, bồi hồi.. rảo dọc đê

bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Trích tác phẩm Vọng Cố Hương

Dừng chân ghé lại mái tranh nghèo

Bụi trúc khô cằn vóc khẳng kheo

Mái dột, tường thưa đầy vá víu

Bùi ngùi, ngớ ngẩn.. lệ tuôn theo

 

Lối xóm giờ đây đã quá già

Người thì khuất bóng, kẻ đi xa

Mồ ai quạnh quẽ bên hàng giậu

Thắp nén hương thơm.. vái gọi là

 

Tôi tìm kỷ niệm bạn bè xưa

Nhớ cảnh leo cây hái chặt dừa

Tụm cả nguyên bầy đi chọc phá

Vui đùa thỏa thích.. dưới trời mưa

 

Tôi dõi trông nhìn mấy ruộng nương

Hàng lau rậm rạp lấn ven đường

Nhiều cây nụ nở bông màu trắng

Đậm nét chân quê.. đẹp lạ thường

 

Từng đàn vịt trắng lội trong ao

Mắt háu mồi nhanh lẹ cỡ nào

Tép nhỏ vùi sâu hòng trốn chạy

Như chừng nộp mạng.. biết làm sao

 

Lẳng lặng mình ên đến gặp nàng

Người tình một thuở đã sang ngang

Tay bồng đứa cháu ngồi ru ngủ

Giọng khẽ ầu ơ..thật dịu dàng.

10/ Nhớ mẹ

Nghe tiếng ầu ơ bỗng lặng người

Tiếng ai như tiếng mẹ ru hời

Bao năm mẹ hởi bao năm nhỉ

Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

 

Thủa ấy con đi chẳng hẹn về

Giống người lưu lạc giữa sơn khê

Con ngồi khóc mẹ màu tang trắng

Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

 

Hưu quạnh đêm đông mắt mẹ buồn

Đường đời lặn lội với mưa tuôn

Con ơi giữ ấm đời con nhé

Cứng rắn lên con hãy chớ buồn

 

Mẹ gọi con yêu tiếng nghẹn ngào

Tiếng người hay chỉ tiếng chiêm bao

Xa rồi mẹ hỡi lòng đau nhói

Tiếng mẹ con nào nghe thấy đâu

 

Nín khóc con ơi hãy ráng chờ

Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ

Đau thương con viết vào trong lá

Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

 

Nghe tiếng ầu ơ bỗng lặng người

Tiếng ai như tiếng mẹ ru hời

Giá như quay ngược thời gian được

Quay lại thiên thu để mẹ cười

Thơ thất ngôn tứ tuyệt về tình yêu 36:

 

Bao nhiêu kỷ niệm đã xa rồi

Phố cũ đường xưa vắng bước người

Một tiếng yêu nhau ngại chẳng nói

Lòng buồn thao thức mãi khôn nguôi

19/ Cái quạt (Hồ Xuân Hương)

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên này tác hợp tự ngàn xưa.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.

20/ Chơi hoa (Hồ Xuân Hương)

Đã trót chơi hoa phải có trèo,
Trèo lên chớ ngại mỏi xương nhèo.
Cành la cành bổng vin co vít,
Bông chín bông xanh để lộn phèo.

21/ Con cua (Hồ Xuân Hương)

Em có mai xanh, có yếm vàng,
Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghêng ngang.
Xin theo ông Khổng về Đông Lỗ,
Học thói Bàn Canh nấu chín Thang.

22/ Quả mít (Hồ Xuân Hương)

Thân em như quả mít trên cây,
Da nó xù xì múi nó dày.
Quân tử có yêu xin đóng cọc,
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.

23/ Quan ngơi (Cao Bá Quát)

Một buổi hầu rồi một buổi ngơi,
Đâu còn nhớ chữ “viễn phương lai”.
Mới sang chừng ấy ngơi chừng ấy,
Sang nữa thì ngơi biết mấy đời.

24/ 20 năm trở lại Huế (Nguyễn Ngọc Đàm)

Ta về thăm lại Huế ta mơ
Cảnh cũ đổi thay đến chẳng ngờ
Thêm hai mươi tuổi em càng đẹp
Lãng tử như ta cũng thẫn thờ.

Huế, 2005

25/ Á Chi Hồng (Nguyên Chẩn)

亞枝紅
平陽池上亞枝紅,
悵望山郵事事同。
還向萬竿深竹里,
一枝渾臥碧流中。

 

Á chi hồng
Bình Dương trì thượng á chi hồng,
Trướng vọng sơn bưu sự sự đồng.
Hoàn hướng vạn can thâm trúc lý,
Nhất chi hồn ngoạ bích lưu trung.

 

Dịch nghĩa
Một nhành hoa đỏ thắm đang rủ sát mặt ao đất Bình Dương,
Buồn mọi sự việc nơi các quán dịch đều nhàm chán như nhau.
Chạnh nhớ về chốn cũ có luỹ tre xanh um tùm,
Với cành hoa đỏ thắm rủ sát mặt nước biếc gợn sóng.

26/ Đạp ca hành kỳ 1 (Lưu Vũ Tích)

踏歌行其一
春江月出大堤平,
堤上女郎連袂行。
唱盡新詞看不見,
紅霞影樹鷓鴣鳴。

 

Đạp ca hành kỳ 1
Xuân giang nguyệt xuất đại đê bình,
Đê thượng nữ lang liên duệ hành.
Xướng tận tân từ khan bất kiến,
Hồng hà ảnh thụ giá cô minh.

27/ Đáp hậu thiên (Lưu Vũ Tích)

答後篇
昔日慵工記姓名,
遠勞辛苦寫西京。
近來漸有臨池興,
為報元常欲抗行。

 

Đáp hậu thiên
Tích nhật dong công ký tính danh,
Viễn lao tân khổ tả Tây kinh.
Cận lai tiệm hữu lâm trì hứng,
Vi báo Nguyên Thường dục kháng hành.

 

Dịch nghĩa
Ngày trước lười biếng, thư pháp chỉ để viết họ và tên,
Trương Hành đã mất nhiều công sức để viết “Tây kinh phú”.
Gần đây có hứng thú luyện tập tinh thông thư pháp,
Xin loan báo sẽ cùng Nguyên Thường tranh tài.

Liễu Tông Nguyên gửi tác giả hai bài mang tiêu đề Trùng tặng. Đây là bài ông hồi đáp bài thứ hai.

28/ Hoa Lạc Thiên “Xuân từ” (Lưu Vũ Tích)

和樂天春詞
新妝宜面下朱樓,
深鎖春光一院愁。
行到中庭數花朵,
蜻蜓飛上玉搔頭。

 

Hoạ Lạc Thiên “Xuân từ”
Tân trang nghi diện há chu lâu,
Thâm toả xuân quang nhất viện sầu.
Hành đáo trung đình sổ hoa đoá,
Tinh đình phi thướng ngọc tao đầu.

 

Dịch nghĩa
Vừa trang điểm xong, nàng bước xuống lầu son,
Cả một viện đều buồn, vì cảnh xuân bị khoá kín.
Nàng đi đến sân trong, đếm những bông hoa,
Chuồn chuồn bay lên trên chiếc ngọc tao đầu.

29/ Hạnh viên hoa hạ thù Lạc Thiên kiến tặng (Lưu Vũ Tích)

杏園花下酬樂天見贈
二十餘年作逐臣,
歸來還見曲江春。
遊人莫笑白頭醉,
老醉花間有幾人。

 

Hạnh viên hoa hạ thù Lạc Thiên kiến tặng
Nhị thập dư niên tác trục thần,
Quy lai hoàn kiến Khúc Giang xuân.
Du nhân mạc tiếu bạch đầu tuý,
Lão tuý hoa gian hữu kỷ nhân.

30/ Huyền Đô quán đào hoa (Lưu Vũ Tích)

玄都觀桃花
紫陌紅塵拂面來,
無人不道看花迴。
玄都觀裡桃千樹,
盡是劉郎去後栽。

Huyền Đô quán đào hoa
Tử mạch hồng trần phất diện lai,
Vô nhân bất đạo khán hoa hồi.
Huyền Đô quán lý đào thiên thụ,
Tận thị Lưu lang khứ hậu tài.

Dịch nghĩa
Trên đường tím, bụi hồng táp vào mặt,
Không ai là không nói mới đi ngắm hoa về.
Cả ngàn gốc đào ở đạo quán Huyền Đô,
Đều trồng sau khi chàng Lưu đã đi (nhập Thiên Thai).

31/ Lâu thượng (Lưu Vũ Tích)

樓上
江上樓高十二梯,
梯梯登遍與雲齊。
人從別浦經年去,
天向平蕪盡處低。

 

Lâu thượng
Giang thượng lâu cao thập nhị thê,
Thê thê đăng biến dữ vân tề.
Nhân tòng biệt phố kinh niên khứ,
Thiên hướng bình vu tận xứ đê.

 

Dịch nghĩa
Lầu bên sông cao mười hai bậc thang,
Lên hết thang là ngang với mây.
Nhìn xuống thấy người xuôi ngược từ bến đó năm lại năm,
Trời và đất bằng phẳng phủ cỏ xanh giao nhau ở chỗ tận cùng.

32/ Tái du Huyền Đô quán (Lưu Vũ Tích)

再遊玄都觀
百畝庭中半是苔,
桃花淨盡菜花開。
種桃道士歸何處?
前度劉郎今又來。

 

Tái du Huyền Đô quán
Bách mẫu đình trung bán thị đài,
Đào hoa tịnh tận thái hoa khai.
Chủng đào đạo sĩ quy hà xứ,
Tiền độ Lưu lang kim hựu lai.

 

Dịch nghĩa
Trăm mẫu đất trong đình nay một nửa đã bám đầy rêu.
Hoa đào đã hết, hoa rau lại nở.
Đạo sĩ trồng đào đã về nơi nào?
Chàng Lưu thuở trước nay lại đến.

33/ Tán Ưng Chuỷ trà (Lưu Vũ Tích)

讚鷹嘴茶
最愛芳叢鷹嘴茶,
老郎封寄贈仙家。
今朝更有湘江月,
照出霏霏滿碗花。

Tán Ưng Chuỷ trà
Tối ái phương tùng Ưng Chuỷ trà,
Lão lang phong ký tặng tiên gia.
Kim triêu cánh hữu Tương giang nguyệt,
Chiếu xuất phi phi mãn uyển hoa.

Dịch nghĩa
Yêu thích nhất là thứ trà thơm hiệu Ưng Chuỷ này,
Bạn già đã gửi tặng cho người tiên.
Sáng nay vẫn còn trăng sông Tương,
Chiếu vào mặt chén lấp lánh như đầy những cánh hoa.

34/ Ai “nữ quyền” ra mua (Tản Đà)

“Nữ quyền” hôm ấy tớ rao chơi
Ai bán mà mua của hiếm hoi!
Một gánh giang sơn cùng gánh lấy
Thời chi, ai có tiếc chi ai?

35/ Cò trắng (Tản Đà)

I
Một đàn cò trắng nó bay tung
Nó lại thương em lật đật chồng
Mày có biết ai người phụ bạc
Thời lên mách hộ với thiên công

II
Một đàn cò trắng đến giời xanh
Nó mách cho ai dám phụ tình
Giời bảo trần gian hay dắc díu
Sai ông Nguyệt xuống dứt tơ mành

36/ Đi đêm đay bóng (Tản Đà)

Người chẳng ra người, ma chẳng ma
Nào ai còn biết ở đâu ra
Đi đêm tưởng đã quen đường lắm
Hỏi lối công danh cũng mập mờ

37/ Khai bút (Năm Canh Tahan 1920) (Tản Đà)

Năm nay tuổi đã ba mươi hai
Ta nghĩ mà ta chẳng giống ai
Khắp bốn phương giời không thước đất
Địa cầu những muốn ghé bên vai

38/ Khai bút (năm Tân Dậu 1921) (Tản Đà)

Năm nay tuổi đã ba mươi ba
Ta nghĩ mà ai chẳng giống ta
Lo nước, lo nhà, lo thế giới
Còn thêm lo nợ, gỡ chưa ra!

39/ Không đề (Con trâu chưa dậy, mục còn chơi) (Tản Đà)

Con trâu chưa dậy, mục còn chơi
Luống để cho ai những ngậm ngùi
Thằng mục đã về trâu đã dậy
Đời chưa đáng chán, chị em ơi!

40/ Lưu tình (Tản Đà)

Dưới bóng giăng tròn, tán lá xanh
Nhớ chăng? chăng nhớ? hỡi chăng mình?
Trăm năm ghi nguyện cùng non nước
Nước biếc non xanh một chữ tình

41/ Nghe cá (Tản Đà)

Chiều mát ngồi xem đứa thả câu
Nghe như lũ cá nó bàn nhau:
Tham ăn nếu đã vào trong ngạnh
Thời mất tung tăng chốn nước sâu

42/ Nhàn thoại (Thao thao phong hoá nhập đồi ba)  (Tản Đà)

閒話(滔滔風化入頹波)
Đổi chữ phồn/giản thể

滔滔風化入頹波,
禿筆孤燈可柰何。
砥柱有懷人未見,
相思和墨灑天涯。

Nhàn thoại (Thao thao phong hoá nhập đồi ba)
Thao thao phong hoá nhập đồi ba,
Ngốc bút cô đăng khả nại hà.
Chỉ trụ hữu hoài nhân vị kiến,
Tương tư hoà mặc sái thiên nhai.

Dịch nghĩa
Phong hoá hỗn loạn đến buổi suy đồi,
[Ta chỉ có] cây bút cùn, ngọn đèn lẻ, làm thế nào được?
Những mong một người có khả năng làm cây cột chống mà chẳng thấy,
Niềm mong ngóng hoà với mực vẩy đến tận chân trời.

43/ Tết tự thuật (Tản Đà)

Năm xưa tết nhất đã suông suồng!
Tết nhất năm nay lại quá tuồng!
Tiếng pháo nghe nhờ thiên hạ đốt
Cờ vàng dấu đỏ, đế vương suông

44/ Thuật bút (Tản Đà)

Mười mấy năm xưa ngọn bút lông
Sác sơ chẳng bợn chút hơi đồng
Bây giờ anh đổi lông ra sắt
Cách kiếm ăn đời có nhọn không?

Kết luận

Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật thuộc nhóm các thể thơ phổ biến ở Việt Nam. Cách bố trí câu, gieo vần vào tạo âm điệu nhịp nhàng khiến nhiều tác giả yêu thích dạng này.

Chỉ với tổng cộng 28 chữ chia đều 4 câu, tác giả đã có thể truyền tải cảm xúc, suy nghĩ của mình rất hiệu quả. Bạn có thể truy cập The Poet Magazine để xem thêm nhiều thể thơ và các bài thơ hay được sưu tầm ở các thể loại khác.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *