Thuyết minh Chí Phèo: Dàn ý và văn mẫu hay nhất 

Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo cần lập dàn ý để tổng hợp đầy đủ các nội dung quan trọng. Tham khảo các mẫu văn hay tại The POET giúp học sinh ứng dụng trong quá trình học, có được những bài văn hay nhất.

Dàn ý  thuyết minh tác phẩm Chí Phèo

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo và điểm qua một số điểm về tác giả Nam Cao.

thuyết minh chí phèo
Mẫu dàn ý thuyết minh Chí Phèo

Thân bài:

Tóm tắt nội dung tác phẩm: Chí Phèo xoay quanh cuộc đời của nhân vật cùng tên, đó là đứa trẻ bị bỏ hoang trong lò gạch cũ, sau đó được nhặt về nuôi. Lớn lên, hắn đi hết nhà này đến nhà khác. Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị vu oan và bị bắt bỏ tù. Sau đó, hắn ở tù bảy tám năm, sau đó về lại với bộ dạng khác hẳn ngày xưa.

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Được nhà văn Nam Cao sáng tác năm 1941, khi mới ra đời có tên là “Cái lò gạch cũ”.

Câu chuyện xoay quanh 3 nhân vật chính là Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, khi thuyết minh nêu rõ đầy đủ: Đặc điểm, hoàn cảnh của từng nhân vật.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Tố cáo xã hội phong kiến bất công, lấy mấy quyền sống của con người. Tác phẩm này cũng

Liên hệ thực tế, rút ra bài học.

Kết luận: Nêu rõ cảm nhận của bản thân sau khi kết luận vấn đề.

Mẫu số 1 thuyết trình tác phẩm Chí Phèo

Chí Phèo là tác phẩm có nhân vật chính cùng tên, đã trở nên rất gần gũi với văn chương trên cả nước. Tác phẩm chính là bản tuyên án thế lực độc ác của xã hội cũ đẩy người nông dân đến bước đường cùng.

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí (29/10/1915 – 30/11/1951), đây là nhà văn, nhà thơ, nhà báo và đồng thời là chiến sĩ của Việt Nam. Ông chính là nhà văn hiện thực lớn của văn học nước ta, góp công lao không nhỏ vào quá trình hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Ông còn được xem là nhà văn tiêu biểu, có sức ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20. Những sáng tác của Nam Cao mang tính hiện thực cao, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Ngoài ra, tác giả này còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Sống mòn, Tư cách mõ, Một bữa no,…

Ban đầu, Chí Phèo có tên là Cái lò gạch cũ, sau khi in thành sách năm 1941 mới đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại tập “Luống cày” của Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội 1946 mới đổi thành Chí Phèo. Tác phẩm này là điểm nhấn sáng chói cho sự nghiệp của Văn Cao. Ông bắt đầu sự nghiệp từ 1936, nhưng đến khi Chí Phèo ra đời, tên tuổi của ông mới được các độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt và ghi nhớ. Khác với nhiều truyện ngắn cùng để tài, Chí Phèo phản ánh hiện thực trải ra theo bề rộng không gian và thời gian. Làng Vũ Đại khi đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời.

Giữa bối cảnh năm 1940 – 1945, khi có rất nhiều tác phẩm hay về nông thôn Việt Nam, Chí Phèo vẫn có sức hút riêng, khiến cho người ham mê văn chương thời ấy đến hiện tại vẫn không thể bỏ qua. Câu chuyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Chí, mồ côi từ bé và được nhận nuôi. Ban đầu, Chí cũng là một chàng trai thật thà, chất phác và hiền lành. Tuy nhiên, số phận của hắn lại bị trêu đùa, bị Bá Kiến gán tội ném vào tù vì vợ ba ưng mắt Chí. Sống sau song sắt, hắn từ hiền lành lại trở thành con quỷ sống làm cả làng Vũ Đại khiếp sợ. Sau nhiều năm rời xa quê hương, hắn đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, hàng ngày kiếm tiền để mua rượu uống, lúc nào cũng say xỉn và chửi rủa. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi đấng sinh thành, cho hắn đến với cuộc đời để chịu bao nhiêu tủi hờn, đau khổ. Tiếng chửi rủa của nhân vật chính là phản ứng của người nông dân cùng cực đối với cuộc đời đầy bất công. Hắn đã bị cả làng hắt hủi, loại trừ khỏi xã hội, bị hủy hoại hoàn toàn cả thể xác lẫn tâm hồn. Từ đó, Chí phải đi đến kết cực tồi tệ nhất của mình.

Sau một đêm ở cùng Thị Nở, hắn đã được tỉnh rượu, bát cháo của người con gái đó đã khiến cho hắn thèm khát được thiện lương. Tuy nhiên, khi hắn đang hy vọng nhất thì bà cô của Thị Nở đã nói những lời cay nghiệt, thậm chí nghe xong, Chí càng uống lại càng tỉnh. Sau đó, cái quay lưng của Thị cũng là dấu chấm hết cho sự hy vọng và mong ước được thay đổi của Chí. Cũng từ đó, hắn bắt đầu nhận ra kẻ thủ và quyết định chấm dứt cuộc đời Bá Kiến, cũng như của chính mình. Tuy nhiên, hình ảnh cuối truyện, với cái lò gạch cũ đã hiện lên, khiến cho người đọc lo lắng về vòng lặp vô tận lại bắt đầu.

Nam Cao tạo nét riêng cho tác phẩm của mình, không đi sâu truyện sưu cao thuế nặng, tham ô hay đói khát. Thay vào đó, ông kể chuyện về người nông dân bị xã hội tàn phá và hủy diệt về tâm hồn, nhân tính, bị phủ nhận giá trị làm người. Con người giờ đây bị coi thường, rẻ mạt, không đáng một xu trong mắt bọn quan tham. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tả tâm lý tinh tế và sắc sảo, ngôn ngữ bình dị đã giúp ông thành công hơn khi khắc họa nỗi khó khăn của nông dân dưới đáy xã hội thời kỳ trước.

Chí Phèo không chỉ mang đến giá trị hiện thực, mà còn mang đến giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Đây chính là tác phẩm thể hiện lòng yêu thương sâu sắc của Nam Cao đối với những người dân phải sống trong cảnh khốn khổ đến tột cùng. Thực ra, đây cũng chính là tiếng kêu cứu thảm thiết của con người bất hạnh đang khát khao quyền được sống, tự do, trở thành người lương thiện. Tác phẩm này chính là lòng khao khát được sống đúng nghĩa, không phải là bóng ma vật vờ không ai nhớ đến. Chí Phèo chính là truyện ngắn hay nhất về đề tài nông dân của Văn học Việt Nam hiện đại, đây cũng là đỉnh cao sáng tác của Nam Cao.

Mẫu số 2 thuyết minh tác phẩm Chí Phèo

Là truyện ngắn được nằm trong nhóm những tác phẩm được sáng tác từ sớm của Nam Cao, Chí Phèo chính là kết tinh tuyệt vời viết về chủ đề nông dân. Nếu tác giả được xem là “nhà văn của nông dân”, Chí Phèo chính là tác phẩm dành cho nông dân thời kỳ xưa, nói lên khát khao về cuộc đời bình dị của họ.

Không giống với những tác phẩm truyện ngắn cùng đề tài, Chí Phèo phản ánh hiện thực mở rộng cả về không gian lẫn thời gian. Làng Vũ Đại xuất hiện trong tác phẩm chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời. Đây chính là đề tài lớn trong văn xuôi Việt Nam, thể hiện đúng phong tục tập quán dân quê, sự lục đục của vợ cả, vợ lẽ, mẹ chồng, nàng dâu, dì ghẻ và con chồng. Thậm chí, mối quan hệ giữa chú bác, cô dì và những đứa cháu bên nội, bên ngoại cũng không hề hòa thuận.

Trong bối cảnh ấy, Chí Phèo chính là hiện tượng ngẫu nhiên trên mặt trận dân chủ, là “bức tranh xã hội rộng lớn với những xung đột giai cấp quyết liệt”. Tác phẩm này đã thể hiện sự ấn tượng, tính đa dạng nhiều màu sắc của bức tranh về đời sống nông thôn. Khi dựng lên bức tranh của riêng mình, Nam Cao đã tập trung vào mối xung đột giai cấp đối kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị, người nông dân bị áp bức bóc lột. Có thể thấy, tương tự như Tắt đèn và Bước cùng, Nam Cao đã phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp. Mối quan hệ giữa địa chủ cường hào thống trị, người dân áp bức bóc lột đã bị đẩy đến xung đột cao nhất.

Chí Phèo đã được xây dựng bài bản, tỉ mỉ, tạo hình tượng hoàn chỉnh về giai cấp thống trị, tiêu biểu chính là Bá Kiến. Hắn hiện lên rõ nét với cách thể hiện sinh động, ấn tượng: “bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh mọi người”, “cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào Tháo ấy”. Những chi tiết này cho thấy hắn có bản chất gian hùng “khôn róc đời”. Nam Cao cũng cho thấy tư cách nhem nhuốc, đó là thói ghen tuông của lão, háo sắc mà sợ vợ, cay đắng nhận ra mình đã già yếu mà bà Tư thì “cứ trẻ, cứ phây phây”, “nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ… khác gì nhai miếng bò lựt sựt khi rụng gần hết răng”. Đây là chuyện lão gỡ gạc tồi tệ với người vợ lính vắng chồng. Tăng thêm sự thối nát của “cụ Bá”, Nam Cao đã sử dụng hình ảnh bà Tư “thường gọi canh điền lên bóp chân mà lại “cứ bóp lên trên, trên nữa”. Mặc dù chỉ kể sơ qua một cách nhẹ nhàng, nhưng cũng đủ thấy được đời tư thối tha của lão cường hào.

Ngòi bút của tác giả tập trung vào soi sáng bản chất xã hội thông qua nhân vật, các mối quan hệ của người dân bị áp bức. Phần độc thoại nội tâm sinh động của “cụ tiên chỉ làng Vũ Đại” về “nghề tổng lí” cho thấy ông thấu tim đen của nhân vật, cũng rất hiểu về các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Bá Kiến lặng lẽ suy ngẫm về nghề thống trị, rút từ bốn đời tổng lí những phương châm, thủ đoạn thống trị khôn ngoan: “mềm nắn, rắn buông”, “bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu”, “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”, “chỉ bóp đến nửa chừng”, “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”…

Tên Bá Kiến còn có những chính sách dùng người: “không có những thằng đầu bò thì lấy ai trị những thằng đầu bò”, “thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác oai tác quái bất cứ anh nào không nghe mình (…). có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn”. Tất cả những chi tiết này cho thấy hắn làm mọi cách để giữ được nghề thống trị. Tâm địa của Bá Kiến quả thực rất đáng sợ, thể hiện qua hành động nhẹ nhàng khích Chí đòi nợ đội Tảo, đẩy kẻ sẵn sàng đâm chém vào chỗ chém giết lẫn nhau, để kẻ nào sống “cũng có lợi cho cụ cả”. Bá Kiến lúc này quả thực đúng là một con hổ biết cười, tâm địa gian ác, xảo trá, bóc lột người nông dân đến tận cùng.

Nam Cao không lựa chọn cách thể hiện sự thống khổ của người dân bị bóc lột qua thuế, chiếm đoạt ruộng đất, quan tham, thiên tai,… Tất cả các tác phẩm của ông, không riêng gì Chí Phèo đều thể hiện rõ điều này. Nhà văn đã dùng một cách hoàn toàn khác, cho thấy người nông dân bị xã hội tàn phá về cả tâm hồn lẫn nhân tính, bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người. Chí Phèo đã đại diện cho nỗi đau này, thể hiện điểm tiêu biểu: Không nhà, không cửa, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không có cả tấc đất cắm dùi. Thậm chí, cả đời của Chí cũng chưa từng có bàn tay người phụ nữ chăm sóc. Anh đã bị xã hội rạch nát mặt, cướp linh hồn, bị loại bỏ khỏi xã hội loài người, phải sống trong cảnh tối tăm của thú vật.

Tác phẩm được mở đầu bởi hình ảnh sống động, với Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Đằng sau một gã say rượu là nét bút tưởng đâu là ký họa gây cười. Nếu để ý, bạn có thể thấy được một linh hồn đầy đau đớn và tuyệt vọng. Thực ra, tiếng chửi của Chí Phèo không chỉ là lời bâng quơ, hắn “chửi trời” đến “chửi đời” rồi “chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…” .Và hắn bỗng tức tối khi thấy “không ai lên tiếng cả”… Trong cơn say, hắn cảm thấy mơ hồ mà thấm thía nỗi khốn khổ của thân phận, không có một ai chửi lại hắn, chửi hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người, còn là giao tiếp, đối thoại với hắn. Chí Phèo chửi cả làng với mong muốn có một người nào đó chửi lại. Tuy nhiên, đáp trả lại những lời chửi này, chỉ có sự im lặng, một mình hắn với sự cô đơn, cứ “chửi rồi lại nghe”, “chỉ có ba con chó dữ một thằng say rượu!…

Cảnh mở đầu của truyện đã tăng tính hấp dẫn, thể hiện số phận bi đát của nhân vật. Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật, phổ biến, sản phẩm của quá trình áp bức bóc lột ở nông thôn Việt Nam trước đây. Hiện tượng những người nông dân lao động hiện lên, với sự khổ cực, sự áp bức bóc lột còn có thể biến cho một người nông dân thiện lành trở thành quỷ dữ. Ngòi bút hiện thực do ông vạch ra đã thể hiện những người khốn khổ đã phải giành lấy sự tồn tại bằng bán cả nhân phẩm, trở thành lực lượng phá hoại mù quáng, dễ bị bọn thống trị lợi dụng. Chí Phèo hung hăng đến nhà Bá Kiến, tuyên bố “liều chết với bố con” lão. Tuy nhiên, chỉ cần nói vài lời ngọt ngào thì hắn đã ngay lập tức trở thành tay sai cho lão. Việc mỉa mai, đau xót có tính quy luật thể hiện ngòi bút phân tích sâu sắc do Nam Cao đặt ra.

Giá trị điển hình, sức mạnh tố cáo mạnh mẽ của hình ảnh nhân vật Chí Phèo là làm nổi bật hiện tượng có tính quy luật hằng diễn ra ở xã hội nông thôn đầy bất công. Vấn đề xảy đến với Chí Phèo chính là vấn đề của nông dân, thể hiện khó khăn lớn, không tìm ra lối thoát, bị đẩy đến đường cùng.

Tác phẩm này ban đầu có tên là Cái lò gạch cũ, hình ảnh lò gạch được xuất hiện ở đầu và cuối truyện. Rõ ràng, đó là nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm này. Lò gạch cũ cũng là biểu tượng tất yếu của hình tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm này.

Câu chuyện tình cảm giữa Chí Phèo và Thị Nở cũng được thể hiện vô cùng đặc biệt. Giọng văn Nam Cao có lúc chế giễu về chuyện tình bờ bụi theo “đôi lứa xứng đôi”, đây chính là truyện có nội dung cực kỳ nghiêm túc, chứa đựng tư tưởng nhân đạo.

Ban đầu, hai người gặp nhau một cách bất ngờ, trong đêm “rười rượi những trang”, có tàu chuối nằm ngửa ưỡn cong lên hứng lấy trăng xanh rười rượi như ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại dãy đành như “hứng tình:, Chí Phèo rất say và cảm thấy “bứt rứt”, “ngứa ngáy” da thịt, xông tới người đàn bà khốn khổ “dại dột đã nằm ềnh ệch mà ngủ ngay gần nhà hắn”. Thị Nở hốt hoảng kêu làng, “cái thằng trời đánh không chết ấy lại kêu to hơn, vừa kêu vừa dằn người đàn bà xuống”! Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra, Thị Nở đã dùng sự chăm sóc giản dị đầy ân tình, lòng yêu thương mộc mạc mà chân thành. Đoạn văn đã viết về lòng thức tỉnh của Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, đó là đoạn tuyệt bút, với đầy chất thơ và tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo, sâu sắc đầy bất ngờ của Nam Cao.

Vào buổi sáng hôm sau, Chí tỉnh dậy muộn, lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. Lần đầu tiên, hắn cảm nhận được tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng gõ thuyền chài đuổi cá. Những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống bỗng trở thành tiếng vang vọng, làm tâm hồn hắn xao động. Đây cũng là tiếng làm Chí tỉnh táo, mơ ước về quyền được làm người thiện lương. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã lóe sáng như tia chớp trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo, hắn thấy cuộc đời mình như có ánh sáng mới, với “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng! Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.

Bây giờ, Chí Phèo đã nhận ra sự hiện hữu của bản thân, đối mặt với chính mình, đồng thời cùng nhận ra sự bế tắc trong thân phận của chính bản thân. Thấy Thị bưng bát cháo hành, hắn “rất ngạc nhiên: và hết sức xúc động bởi lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Nhận bát cháo từ tay Thị Nở, bỗng nhận thấy cháo hành ngon, cảm nhận được hương vị tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị. Lần đầu tiên, Chí mắt “như ươn ướt:, “”ôi sau mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt của mình”.

Lòng yêu thương, tình người chân thành đã khiến cho bản chất đẹp đẽ bên trong Chí Phèo được sống lại. Bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động bấy lâu nay bị vùi lấp nhưng không tắt hẳn. Bọn cường hào và nhà tù thực dân trong xã hội tàn bạo đã giết chết chết bản tính tốt đẹp của Chí, khiến hắn không thể mãi hiền lành và trong trắng, phải lâm vào cướp giật, ăn vạ và đâm chém. Muốn làm những điều này, hắn và những người cùng cảnh phải tìm đến rượu, để lúc tỉnh lúc say, “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”. Suy cho cùng, Chí Phèo không chịu trách nhiệm cho hành động của mình, linh hồn của anh đã bị cướp đi.

Hôm nay, tình yêu đã thức tỉnh Chí, linh hồn anh cũng đã được trở về. Anh cảm thấy “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Chí đã như rưng rưng và bẽn lẽn trong sự phục sinh của linh hồn. Tình cảm của Thị Nở đã mở cho anh con đường trở lại làm người, với nhiều sự hy vọng.

Không dưới một lần, Nam Cao viết về mối tình của những kẻ bị xã hội miệt thị, lăng nhục: Lang Rận – mụ Lợi, Đức – Nhi, Chí Phèo – Thị Nở… Giọng văn vẫn đảm bảo tính khách quan, nhưng cũng không kém phần dứt khoát đứng ra làm luật sư cãi trắng án cho những người bất hạnh. Mặc dù sống trong hoàn cảnh xã hội bị mọi người hắt hủi, bị rơi vào thế nhục nhã, thành cái đích cho mũi tên chế giễu của người đời, Nam Cao vẫn bênh quyền được yêu, khẳng định tính chính đáng của những mối tình như vậy. Tình yêu thương tuy đơn giản, thô lỗ của Thị Nở đã khơi gợi tâm hồn lương thiện ẩn sâu bên trong Chí Phèo. Đó là tình yêu đích thực của con người, rất lành mạnh và trong sáng, tràn đầy tình yêu thương. Nghệ thuật này đã được xử lý bởi tư tưởng nhân đạo, đó là bút lực phi thường của Nam Cao.

Tư tưởng nhân đạo và sức hút của tác phẩm thể hiện ở đoạn văn miêu tả tấn bi kịch của Chí Phèo. Truyện ngắn đầy hấp dẫn này càng về cuối càng đặc biệt hấp dẫn. Người ta coi Chí Phèo như bi kịch số phận, hắn vốn muốn trở lại làm người nhưng lại bị cự tuyệt. Hắn thấy thái độ của mọi người xung quanh đối với mình đã vô cùng đau đớn. Hắn lại uống, thật lạ là sau khi nghe bà cô của Thị Nở, hắn “càng uống càng tỉnh ra”. Tâm thức của Chí lúc này vẫn điềm tĩnh, hắn đau cho thân phận của mình, “hắn ôm mặt khóc rưng rức”.

Sau cùng, Chí Phèo nhận ra được kẻ thù đích thực của mình là sai chỉ sau cái quay lưng của Thị Nở, có lẽ hắn biết được mình đã không thể thành người được nữa. Lão Hạc bề ngoài lẩm cẩm, nhưng lặng im tìm đến cái chết để giữ trọn lòng tự trọng trong cảnh cùng đường. Lang rận cũng tìm đến cái chết để giữ trọn lòng tự trọng trong cảnh cùng đường vì không chịu được điều nhục nhã đang chờ mình. Vậy còn Chí Phèo thì sao?

Chí Phèo đã kết liễu Bá Kiến, sau đó chọn cách tự sát. Hắn chết quằn quại trên vũng máu, trong niềm đau thương vô hạn. Hắn khao khát được làm người lương thiện, nhưng cuối cùng lại không thực hiện được. Lời nói cuối cùng của Chí Phèo vừa đanh thép, vừa chất chứa biết bao điều phẫn uất “Ai cho tao lương thiện?”. Đó quả thực là một câu hỏi mở, Bá Kiến không thể hiểu, thậm chí xã hội lúc bấy giờ cũng không thể trả lời cho điều này. Câu hỏi này day dứt trong hầu hết các tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, đưa Chí Phèo trở thành tác phẩm hay nhất của văn xuôi Việt Nam.

Mẫu số 3 thuyết minh tác phẩm Chí Phèo siêu ngắn

Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Trí, sinh năm 1915, mất năm 1951. Ông là nhà văn tiêu biểu của thế hệ thứ hai trong nền văn học Việt Nam. Ông mang đến nhiều tác phẩm tiêu biểu, trong đó có Chí Phèo được viết vào những năm 1940 – 1941. Đây là tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn gồm có 12 câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Chí. Hắn là người đàn ông bình dị, có số phận bi đát, bố cục của tác phẩm này được xây dựng theo thể tự sự, từng câu chuyện liên kết với nhau qua nhân vật chính.

Chí Phèo đã mang đến giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, khắc họa tính cách nhân vật chân thực. Tác phẩm phân tích theo chiều sâu tâm lý và bi kịch của nhân vật, gợi những suy nghĩ về con người, cuộc sống. Tác phẩm này cũng thành công trong việc mang lại giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc biệt. Tác giả đã khắc họa hình ảnh Chí Phèo chân thực và sâu xa. Tác phẩm được sử dụng phân tích chiều sâu tâm lý bi kịch nhân vật, gợi suy nghĩ về cuộc sống, con người.

Tác phẩm này có Chí Phèo, chàng trai khổ cực, bị bỏ rơi từ bé, sống khổ cực và bị đẩy vào nhà tù. Sau đó, khi trở về làng Vũ Đại, hắn đã trở thành con quỷ khiến ai cũng phải khiếp sợ. Chí Phèo suốt ngày uống rượu, chuyên đi ăn vạ, rạch mặt, chửi đời, chửi người. Hắn chỉ thực sự cảm thấy mình được sống sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở. Sự xuất hiện của Thị tưởng chừng sẽ mang đến cuộc sống mới, giúp Chí được hoàn lương. Tuy nhiên, không đúng như vậy, cái quay lưng của Thị Nở đã khiến cho hy vọng của hắn hoàn toàn bị dập tắt. Sau cùng, hắn đã quyết định giết chết kẻ thù của mình, chính là Bá Kiến, sau đó đã tự tử.

Chí Phèo đã xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, mang tính biểu tượng bất hủ cho xã hội. Nghệ thuật trần thuật được Nam Cao vận dụng linh hoạt, giúp diễn đạt câu chuyện tự nhiên, nhất quán. Ngôn ngữ đặc sắc góp phần làm câu chuyện thâm phần hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Chí Phèo đã mang đến đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam, qua câu chuyện của Chí, ta mới thấy được sự đau thương, bi kịch trong cuộc sống, góp phần làm giàu đời sống văn hóa của đất nước.

Mẫu số 4 thuyết minh tác phẩm Chí Phèo

Nam Cao được mệnh danh là nhà văn lớn, cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại ở Việt Nam. Đây chính là tác giả có khuynh hướng hiện thực nhân đạo, các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc và chân thực đời sống nội tâm của nhân vật. Trong kho tàng văn chương của Nam Cao, Chí Phèo được bạn đọc đón nhận, xem như bằng chứng thép về tội ác của địa chủ, thực dân phong kiến được thể hiện qua nhân vật Chí.

chí phèo thuyết minh
Thuyết minh tác phẩm Chí Phèo

Bản thân Chí Phèo có một tuổi thơ bất hạnh, từ khi chào đời đã trở thành con hoang, bị bỏ rơi trong lò gạch cũ. Hắn lớn lên không biết cha mẹ của mình là ai, chỉ lớn lên nhờ sự đùm bọc, cưu mang của dân làng. Chí ở cho nhà này rồi đến nhà nọ, cứ vậy lớn lên trong sự yên bình của người dân nghèo khổ. Hắn cũng từng có ước mơ riêng của mình, đó là gia đình nhỏ có “chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”. Đến năm hai mươi tuổi, Chí đã trở thành chàng trai đẹp toàn vẹn, với ngoại hình mạnh khỏe, nội tâm hiền lành. Chí đi làm cho Bá Kiến, sau đó vì chuyện ghen tuông đã đẩy hắn vào tù, bảy tám năm biệt tăm mới trở về làng. Giờ đây, hắn trở thành một người hoàn toàn khác, từ ngoại hình cho đến tính cách. Hắn đã cạo đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt đen và cơng cơng, mắt gườm gườm trông gớm chết. Ngoại hình của Chí ẩn chứa tính cách hung tàn, ngang ngược, chứ không còn là người “hiền như đất” trước đây nữa. Hắn chuyên đi đập đầu, rạch mặt ăn vạ, lấy rượu bầu bạn với mình rồi trong cơn say tìm Bá Kiến, nhưng kết quả của hai lần trước là bị lão “ru ngủ” bằng rượu, thịt và tiền. Từ đó, Chí rơi vào tình trạng mất phương hướng, không biết ai là kẻ thù của đời mình, hết lần này đến lần khác rơi vào cái bẫy Bá Kiến giăng ra. Chí Phèo từng vào tù vì Bá Kiến, ra khỏi tù lại biến mình thành tay sai cho chính kẻ thù.

Cuộc đời của Chí được xem là trượt dài trong tấn bi kịch, không làm gì khác việc rạch mặt, ăn vạ, đòi tiền và đâm chém những ai chống lại phe cánh của cụ Bá. Cuộc đời của hắn đã chìm trong cơn say, hắn ăn khi say, ngủ khi say, đánh nhau cũng trong cơn say. Thực ra,  “hắn đã phá tan bao nhiêu gia đình, đập vỡ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”. Cứ như thế, nhìn vào mặt hắn, người ta không thể đoán được tuổi tác. Cuộc đời của hắn lúc này được xem như là bỏ đi, nhân hình bị hủy hoại, nhân tính cũng bào mòn. Cả làng Vũ Đại đều tránh mặt mỗi lần Chí đi qua, quên sự có mặt của chúng trên đời.

Khát khao một cuộc sống lương thiện của Chí Phèo vừa được nhen nhóm đã bị dập tắt. Chiếc cầu nối này đã bỏ hắn mà đi, thể hiện ở hình ảnh Thị quay lưng bỏ Chí đi. Chưa hết đau buồn, hắn lại thêm phần đau xót qua lời nói của bà cô: “Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao mà lại phải lấy một thằng không cha, không mẹ chỉ biết rạch mặt ăn vạ”. Tất cả như ngưng đọng, hắn đau xót nhận ra không còn chiếc cầu nào đưa bản thân về nơi lương thiện nữa. Những lời lẽ cuối đời đã bộc lộ toàn bộ bi kịch nội tâm của Chí: “Tao muốn làm người lương thiện… Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.

Cuối cùng, bi kịch đã biến thành thảm kịch khi Chí bị đẩy đến tận cùng uất hận. Thông qua nhân vật này, Nam Cao giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về số phận người nông dân trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Dù cuộc sống của họ còn rất nhiều bất hạnh, nhưng tâm hồn của những người này luôn khát khao được đón nhận hạnh phúc, sự yêu thương và cuộc sống tươi đẹp.

Mẫu số 5 thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo

Truyện ngắn Chí Phèo là tác phẩm văn học không thể thiếu khi nhắc đến tác phẩm văn học Việt Nam. Văn bản này mang đến cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ khi nhắc đến cuộc sống. Nam Cao là tác giả, đồng thời là nhà văn có tâm hồn nhân văn sâu sắc, tinh tế. Ông đã dùng ngôn từ cực kỳ đơn giản, sâu sắc, hiểu rõ tâm trạng của nhân vật chính. Qua đó, tác phẩm qua ngòi bút khéo lẽo đã nói lên nỗi suy tư của nhân vật, câu chuyện cũng từ đó sống động và gần gũi hơn.

Câu chuyện Chí Phèo không chỉ riêng một cá nhân, mà thay vào đó là nói về cuộc đời bi kịch của người nông dân nói chung. Đây chính là tác phẩm văn học hay, mang đến thông điệp sâu sắc về sự đau đớn, tuyệt vọng trong cuộc sống. Chí Phèo là đại diện của số phận bi thương, đau khổ của ông phải trải qua, trở thành biểu tượng của sự khốn khổ đến tận cùng.

Chí Phèo chính là tác phẩm văn học lớn, góp phần làm nên tên tuổi của Nam Cao. Thông qua cách miêu tả chân thực của cuộc sống, tác giả đã tạo nên tác phẩm hay, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Tác phẩm này đã trở thành một phần không thể tách rời của văn học nước nhà. Đây là câu chuyện nói lên triết lý cuộc sống, tạo được hình ảnh, cảm xúc chân thực, sâu sắc. Nhân vật chính xuất hiện với tâm trạng bi ai, đau khổ, thực sự rất đáng thương. Sự bất công của xã hội phong kiến xưa đã biến cuộc sống của Chí thành ra tồi tệ, đi từ hy vọng đến tuyệt vọng.

Dù bị đánh bại bởi số phận của xã hội, nhưng Chí vẫn giữ được một phần nhân tính, vẫn biết yêu thương. Sự tàn ác và bất công đã khiến cho Chí trở thành con quỷ dữ. Tác phẩm này không chỉ là câu chuyện đầy cảm xúc, mà còn thông điệp sâu sắc về sự sống, sự hy vọng. Tác phẩm này xứng đáng được truyền bá và lưu giữ cho đến những thế hệ sau. Điểm đáng chú ý nhất của tác phẩm này là sự khéo léo của tác giả, kết hợp miêu tả tình tiết thường ngày với phản ánh những vấn đề trong xã hội sâu sắc. Với cách này, Nam Cao đã tạo ra cuộc sống vô cùng sống động và nhân văn trong xã hội Việt Nam trước đây.

Tác giả đã cố gắng tạo ra nhân vật sâu sắc, đa chiều, cách tả tâm trạng và hành động rất chân thực. Nam Cao đã khai thác thành công những khía cạnh phức tạp của con người, từ niềm hy vọng đến sự đau khổ, tuyệt vọng. Từ tác phẩm này, ta mới thấy được, hoàn cảnh xảy ra khó khăn nhất vẫn không thể đánh mất lòng nhân ái, sự khoan dung. Đây là những điều cần thiết cho một xã hội văn minh, công bằng.

Mẫu 6 phân tích tác phẩm Chí Phèo siêu hay

Trong số những tác phẩm hiện thực của Văn học Việt Nam, Chí Phèo đã phản ánh rõ nét xã hội phong kiến đầy rẫy bất công và tội ác của kẻ xấu xa. Tác phẩm này cũng khắc họa hình ảnh người nông dân bần cùng, bị hoàn cảnh xã hội xô đẩy đến đường cùng, cực kỳ nghèo khổ, khó khăn.

Nhân vật chính cùng tên với tác phẩm xuất phát điểm là nông dân hiền lành, lương thiện. Nhưng thật đáng buồn, hắn đã bị xã hội chà đạp, chèn ép đến cùng cực, trở thành một kẻ sát nhân. Từ đầu tác phẩm, Chí đã xuất hiện với lời chửi rủa “ hắn chửi trời, chửi đất, hắn chửi cả làng Vũ Đại… chửi đứa nào đẻ ra hắn…”. Những lời chửi ấy như để bắt đầu cho cuộc đời đầy tăm tối, những bi kịch sắp xảy ra với hắn.

Chí Phèo được sinh ra trong một lò gạch cũ, được dân làng truyền tay nhau nuôi đến lớn khôn. Khi đã có sức khỏe, hắn làm thuê cho nhà Bá Kiến, thấy bà Tư ưng mắt Chí, lão ta nảy sinh tính ghen tuông, sau đó, tìm cách đẩy hắn vào tù. Từ đó, Chí Phèo phải gánh chịu những nỗi đau, oán hận ngút trời, hắn giữ cảm xúc đó đến khi hết thời hạn bảy tám năm ở tù. Giờ đây, Chí không còn là người nông dân thiện lương, hắn đã thực sự đánh mất đi bản thân mình. Khi hết hạn ở tù, Chí Phèo đã xuất hiện với hình ảnh “cái đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Người nông dân ngày ấy vốn chất phác, nay đã trở thành con quỷ ác, có hình hài gớm ghiếc, ai nhìn cũng cảm thấy sợ hãi.

Chính những người được sinh ra và sống trong xã hội phong kiến thối nát đã bị giày vò đến tận cùng. Có vẻ như Chí không còn niềm tin vào cuộc sống, hắn cố gắng gây sự chú ý nhưng mọi người xung quanh cũng ngó lơ, không coi trọng, cũng không xem đó là con người. Chí Phèo xuất hiện với hình ảnh ngoại hình được miêu tả là “cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Người nông dân thiện lương trước đây đã biến mất, thay vào đó là con quỷ dữ, ai nhìn vào cũng cảm thấy ghê sợ.

Hình ảnh nhân vật Chí Phèo được Nam Cao xây dựng thành công, là minh chứng cho sự tha hóa và bế tắc của xã hội phong kiến ngày ấy. Tác giả đã khơi gợi khát khao về mái ấm gia đình, được yêu thương. Việc tác giả đưa ra tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở, với bát cháo hành nóng khiến cho Chí lóe lên một chút hy vọng. Họ đã gặp gỡ nhau trong vườn chuối sau khi uống rượu say khướt. Nhân vật Thị xuất hiện là phụ nữ có vóc dáng thô kệch, xấu xí, nhưng là điểm sáng thắp lên niềm hy vọng cho Chí. Bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật đắt giá, giàu giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện cho tình cảnh giữa người với người trong xã hội thối nát.

Sau khi gặp Thị, Chí Phèo phát hiện ra cuộc đời vẫn có nhiều điều tốt đẹp, “hắn thấy già yếu, bệnh tật và cô độc còn đáng sợ hơn cả ốm đau bệnh tật. Hắn khát khao làm hòa với mọi người”. Đến giờ, có thể hắn đã biết mình cũng muốn có cuộc sống giống với mọi người, có cuộc sống bình thường, không cần đâm thuê chém mướn. Hắn không muốn phải đi làm tay sai cho Bá Kiến nữa, không muốn rạch mặt ăn vạ, chỉ thích cuộc sống bình dị vô cùng lớn lao.

Một lần nữa, xã hội phong kiến thối nát đã khiến cho ước mơ làm người lương thiện của Chí Phèo bị vụt tắt. Bà cô của Thị Nở xuất hiện, vì phản đối mối lương duyên này mà buông nhiều lời cay độc. Bà cô chính là nhân vật tiêu biểu. là hiện thân của xã hội phong kiến. Bà ta cũng thể hiện thái độ cực tuyệt, từ chối khát khao làm người của Chí một cách tàn nhẫn. Sau đó, hành động quay lưng của Thị cũng đã đóng lại cánh cửa hy vọng của Chí. Vì vậy, hắn một lần nữa tuyệt vọng, đau đớn và tìm đến Bá Kiến trả thù, để giết kẻ đã làm hại đời hắn, khiến cho hắn phải chịu cảnh “thân tàn ma dại”.

Chí Phèo chọn cách giết Bá Kiến, sau đó tự kết thúc cuộc đời tối tăm của mình. Hình ảnh hắn dãy đành đạch trên vũng máu trên sân nhà Bá Kiến hét to lên “Ai cho tao làm người? Ai cho tao lương thiện?”. Câu hỏi này khiến cho ai cũng phải suy nghĩ, dù khao khát lương thiện nhưng xã hội vẫn không cho. Bút pháp nghệ thuật của Nam Cao xây dựng hình tượng nhân vật chính điển hình cho sự áp bức và bất công. Đọc tác phẩm, bạn sẽ cảm nhận thấy niềm thương cảm của con người sinh ra nhầm thời, vì hoàn cảnh phải lâm vào bước đường cùng.

Kết luận

Việc thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo căn cứ vào nhiều chi tiết nổi bật nhất. Học sinh nên tham khảo những mẫu hay nhất để sử dụng trong bài học, đồng thời có cảm nhận và hiểu sâu sắc về giá trị của tác phẩm.

[internal_link]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet kubet