Giới thiệu về tác giả Tố Hữu, tóm tắt tiểu sử nhà văn Tố Hữu

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và cảm thấy ngưỡng mộ “tượng đài” của nên văn học Việt Nam. Ông đã dành cả cuộc đời để cống hiến tài năng, mang đến giá trị tốt đẹp cho tổ quốc.

Tiểu sử – Cuộc đời nhà thơ, nhà văn Tố Hữu

Nhà thơ – Nhà văn Tố Hữu sinh ngày 04/10/1920, mất ngày 09/12/2002, tên thật là Nguyễn Kim Thành. Quê của ông ở Làng Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, sau này mất ở Hà Nội.

Vài nét về Tố Hữu cho thấy ông là nhà thơ hoạt động sôi nổi trong thời kỳ cách mạng, để lại rất nhiều tác phẩm quý giá. Khi đất nước giải phóng, ông nắm giữ một số chức vụ trong bộ máy nhà nước trước khi dành những năm cuối đời bên gia đình.

giới thiệu về tác giả tố hữu
Nhà thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với chặng đường cách mạng của dân tộc

Cha ông là một nhà nho nghèo, yêu thích thơ ca. Mẹ ông cũng là người có niềm đam mê sâu sắc với ca dao tục ngữ Việt Nam nên ông chịu ảnh hưởng lớn.

Sau khi mẹ mất năm 12 tuổi, Tố Hữu theo học ở trường Quốc học Huế và được tiếp xúc với tư tưởng Mác – Lênin. Ông cũng có cơ hội được tiếp xúc với sách báo cách mạng thời đấy nên quyết định gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương năm 1936.

Vợ của ông là bà Vũ Thị Thanh, từng giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung Ương. Hai người có với nhau mối tình vô cùng đẹp và sinh được một trai hai gái.

Khái quát về sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu

Ông là tấm gương tiêu biểu cho sự dung hòa của cuộc đời cá nhân và cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước. Tố Hữu là “lá cờ đầu” với tư tưởng giác ngộ cao, tuyên truyền tư tưởng cộng sản và khao khát mang tới hy vọng cho người nông dân.

Từ việc tìm hiểu về tác giả Tố Hữu có thể ví chặng đường hoạt động văn học của ông chính là tiến trình lịch sử của dân tộc. Ông mang đến những tác phẩm phản ánh sự khốn khó của thời điểm kháng chiến khi Đảng ra đời, phát triển và hoàn thành nghĩa vụ.

  • Thơ văn của ông lần đầu được công chúng biết đến là khi tập thơ “Từ ấy” ra mắt (1937-1946), thời điểm Đảng Cộng sản mới thành lập.
  • Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông viết tiếp “Việt Bắc” (1946-1954), đây là lúc đường lối của Đảng có sự phát triển.
  • Giai đoạn tiếp theo là khi “Gió lộng” được tạo thành (1955-1961), thời điểm này Đảng Cộng sản hoạt động rất mạnh mẽ.
  • “Ra trận”, “Máu và hoa” thể hiện quá trình kháng chiến thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đảng đã dẫn dắt nhân dân, chiến sĩ giành lại độc lập tự do sau nhiều năm hình thành và hoạt động tích cực.
  • Từ năm 1980 là chiêm nghiệm về hành trình phát triển đất nước sau chiến tranh.
tìm hiểu về tác giả tố hữu
Các tác phẩm của ông thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa chặng đường thơ và cách mạng

Thơ của Tố Hữu không mang theo sự bi tráng hay dồn dập. Ông tạo nên những dòng chữ bình đạm, nhẹ nhàng nhưng đi sâu vào lòng người, mang tính gợi hình rất cao.

Những tác phẩm của ông thống nhất và gắn liền với con đường cách mạng dân tộc. Mỗi một bài thơ, bài báo của ông đều có tác dụng kích thích tinh thần, tạo nên niềm tin vững chắc vào Đảng cho nhân dân.

Tác phẩm tiêu biểu

1/ Bài ca quê hương

2/ Bầm ơi

3/ Bài ca xuân 1961

4/ Hồ Chí Minh

5/ Bà má Hậu Giang

6/ Hai đứa trẻ

7/ Bác ơi

8/ Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên

9/ Emily, con ơi

10/ Miền Nam

11/ Một tiếng đờn

12/ Con cá chột nưa

13/ Có thể nào yên

14/ Đợi anh về

15/ Tiếng chổi tre

16/ Việt Nam máu và hoa

17/ Tâm tư trong tù

18/ Từ ấy

19/ Ta với ta

20/ Việt Bắc

21/ Tiếng hát sông Hương

22/ Theo chân Bác

23/ Lượm

24/ Mẹ Suốt

25/ Mồ côi

26/ Năm xưa

27/ Ta đi tới

28/ Gặp anh Hồ Giáo

29/ Hãy nhớ lấy lời tôi

30/ Hoa tím

31/ Kính gửi cụ Nguyễn Du

32/ Với Lênin

33/ Vườn nhà

34/ Tiếng ru

35/ Xuân đang ở đâu

Giải thưởng văn học tác giả Tố Hữu

Phần lớn sự nghiệp sáng tác của ông dành cho thời kỳ cách mạng. Ông tạo nên những tác phẩm gần gũi, soi sáng cho người đọc về một tương lai tốt đẹp với sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với những đóng góp đó, ông vinh dự được nhận:

  • Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam với tập thơ Việt Bắc năm 1954-1955.
  • Năm 1994, ông được trao Huân chương Sao Vàng danh giá.
  • Ông nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật trong đợt xét duyệt đầu 1996.
  • Cùng năm 1996, ông được trao Giải thưởng Văn học ASEAN cho tập thơ Một tiếng đờn tại Thái Lan.

Hoạt động cách mạng và chính trị của Tố Hữu

Không chỉ năng nổ trong lĩnh vực văn học, ông còn rất chăm chỉ hoạt động kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Giai đoạn 1936 – 1946

  • Ông gia nhập Đoàn Thanh niên vào năm 1936.
  • Năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Năm 1941, thời điểm sau 3 năm hoạt động ông không may bị Thực dân Pháp bắt và tra tấn dã man, sau đó bị đày ở nhà lao Thừa Phủ. Ông từng bị chuyển sang nhà tù Quảng Trị và một số nhà lao khác tại Tây Nguyên.
  • Năm 1942, ông vượt ngục thành công tại nhà lao Đăk Glei. Khi về đến Thanh Hoá, ông bắt được liên lạc với những người làm cộng sản bí mật ở huyện Hà Trung.

Thời điểm Cách mạng Tháng Tám diễn ra là dấu ấn nổi bật trong tóm tắt tiểu sử nhà văn Tố Hữu. Ông giữ chức Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế để đưa nông dân miền Trung cùng hợp sức vào con đường giải phóng đất nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công một năm, ông giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

tóm tắt tiểu sử to hữu
Mỗi giai đoạn, thơ của ông lại mang một nét riêng đặc trưng

Giai đoạn 1947 – 1976

Đến năm 1947, ông lên Việt Bắc và đảm nhận một số vị trí rất quan trọng:

  • Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (1948)
  • Uỷ viên dự khuyết Trung ương (1951)
  • Giám đốc Nhà Tuyên truyền và Văn nghệ (1952)
  • Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền (1954)
  • Uỷ viên chính thức Trung ương (1955)
  • Trực thuộc Ban Bí thư (1960)
  • Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Phó ban Nông nghiệp, Trưởng ban Tuyên truyền, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị (1976)

Giai đoạn 1976 – 2000

Đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất ông nắm giữ các chức vụ:

  • Uỷ viên chính thức Bộ chính trị (1980)
  • Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981)
  • Bí thư Ban chấp hành Trung ương (1986)
  • Trưởng ban Thống nhất Trung ương
  • Trưởng ban Khoa giáo Trung ương
  • Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương
  • Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc
  • Đại biểu Quốc hội khóa II và VII

Sau này ông bị miễn nhiệm các chức vụ vì cuộc điều tra khủng hoảng tiền tệ những năm 1980.

Quan điểm sáng tác của nhà thơ Tố Hữu

Tố Hữu tự nhận thấy ông không phải là người giỏi làm chính trị dù giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ông yêu thích việc thể hiện suy nghĩ, tình yêu của mình thông qua ngôn từ trong các bài thơ, bài báo.

  • Tố Hữu mang đậm tính cách của một người con xứ Huế, điềm đạm và trầm lắng.
  • Ông chọn bộc lộ tâm tình, sự khao khát và niềm hy vọng về tương lai đất nước qua những bài thơ đa dạng góc nhìn, thủ pháp nghệ thuật tinh tế.
  • Cách sáng tác của ông nhẹ nhàng, thấm đượm tình người, sâu sắc. Ông có sự quan sát tỉ mỉ và nhận thức rõ ràng về tình hình thực tế để rồi đưa vào trong câu thơ đơn giản, gần gũi nhất.

Nhờ đó mà các tác phẩm của ông đều được đón nhận và lưu giữ mãi mãi trong kho tàng văn học Việt Nam.

vài nét về tố hữu
Nhận định của nhà thơ Xuân Diệu về Tố Hữu

Kết luận

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu cho thấy một nhà thơ, nhà văn hoàn toàn có thể “cầm súng”. Ông không chỉ kháng chiến bằng cả sức lực mà còn là ngọn cờ tiên phong trong sự nghiệp làm cách mạng bằng ngòi bút tuyệt đẹp của mình.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *