Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Thông tin tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nữ nhà thơ

Thông tin giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh được nhiều người quan tâm, bởi các tác phẩm nhà thơ để lại có mềm mại nhưng cũng có cứng cỏi, bi tráng. Tiểu sử về tác giả được chia sẻ bởi The Poet Magazine sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh – Nữ sĩ tài năng thời hiện đại

Nhà thơ Xuân Quỳnh có tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Đông, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương thời ấy. Bà là một trong những nữ sĩ nổi tiếng nhất của nền văn học Việt Nam sau năm 1945.

Bà bắt đầu làm quen với nghệ thuật từ năm 1962 và có tác phẩm đầu tiên là 18 bài thơ trong tập Chồi biếc xuất bản năm 1963. Cuộc đời của nhà thơ tài năng này là một bản trường ca huy hoàng với những bài thơ về tình yêu thấm đẫm sức trẻ và tính cách của phái đẹp.

Giải thưởng văn học

Sau khi mất, bà được vinh danh truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Bà tiếp tục được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào tháng 03 năm 2017. Quyết đubgh số 602 vinh danh hai tập thơ Bầu trời trong quả trứng và Lời ru trên mặt đất.

Nhà thơ Xuân Quỳnh là ông hay bà?

Xuân Quỳnh là nữ, nhà thơ là một nữ sĩ tài hoa. Bà sinh năm 1942, mất ngày 29/8/1988, có tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

xuân quỳnh là ông hay bà
Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX

Bà dành cuộc đời của mình để cống hiến trọn vẹn cho nền văn học nghệ thuật. Một số tác phẩm nổi tiếng phải kể đến như Sóng, Tiếng gà trưa, Thuyền và biển,…

Bà còn là một nhà văn truyện thiếu nhi nổi tiếng với nhiều truyện ngắn được đón đọc.

Cuộc đời của nữ thi sĩ xinh đẹp, tài giỏi

Nhà thơ Xuân Quỳnh từng kết hôn hai lần, lần đầu với nhạc công Violin Lưu Tuấn và có một người con trai tên Lưu Tuấn Anh.

Lần thứ hai bà lập gia đình với Nhà văn – Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ vào năm 1973 và có một người con gái tên Lưu Quỳnh Thơ (sinh 1975). Ông có một người con riêng với người vợ trước – Nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ.

Bà cùng chồng và con gái mất trong một vụ tai nạn giao thông tại Thị xã Hải Dương (Thành phố Hải Dương ngày nay).

Sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

  • Tháng 02/1955, Xuân Quỳnh gia nhập Đoàn Văn công nhân dân Trung ương với vai trò diễn viên múa. Đây là nơi bà gặp được người chồng đầu tiên Lưu Tuấn và cũng mở ra cơ hội được đi nước ngoài nhiều lần.
  • Năm 1959, bà dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới lần thứ nhất tại Áo.
  • Năm 1962, bà tham gia học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn.
  • Năm 1964, bà tốt nghiệp và làm việc tại Báo Phụ Nữ, Báo Văn Nghệ.
  • Năm 1967, bà là hội viên Báo Văn Nghệ, uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Khóa 3.
  • Năm 1978 – 1988, bà đảm nhận vai trò Biên tập viên của Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Trong suốt quá trình hoạt động chính trị bà vẫn rất tích cực và năng nổ với việc sáng tác thơ ca. Bà để lại cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm với đa dạng nội dung, bao gồm cả thơ văn dành cho thiếu nhi.

Một số bài thơ đã được phổ nhạc và được biểu diễn phổ biến như Thơ tình cuối mùa thua, Mẹ của anh, Thuyền và biển, Sóng.

Những tác phẩm tiêu biểu

1/ Tơ tằm – Chối biếc gồm 18 bài thơ in năm 1963

2/ Hoa dọc chiến hào gồm 28 bài thơ in năm 1968

3/ Gió lào, cát trắng xuất bản năm 1974

4/ Lời ru trên mặt đất gồm 34 bài thơ in năm 1978

5/ Sân ga chiều em đi xuất bản năm 1984

6/ Tiếng gà trưa sáng tác năm 1984

7/ Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ xuất bản năm 1994

8/ Không bao giờ là cuối gồm 21 bài thơ được xuất bản năm 2011

9/ Sóng – Phổ nhạc và in trong sách giáo khoa Ngữ văn

10/ Mùa xuân trên cánh đồng ra mắt năm 1981

11/ Bầu trời trong quả trứng gồm 16 bài văn và 32 bài thơ in năm 1982

12/ Bến tàu trong thành phố xuất bản năm 1984

13/ Thuyền và Biển

14/ Thơ tình cuối mùa thu

15/ Mẹ của anh

xuân quỳnh là nam hay nữ
Sóng là tác phẩm chính nổi tiếng của Xuân Quỳnh

Kết luận

Thông tin giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh chắc hẳn không phải câu hỏi khó trả lời cho người yêu nghệ thuật Việt. Nữ nhà thơ, nhà văn luôn được nhắc đến với các tác phẩm đi sâu vào lòng người và vĩnh viễn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *