Tràng Giang – Huy Cận (Lớp 11, sách mới Lớp 12): Tác phẩm + tác giả
Tràng Giang là bài thơ hay, vừa mang nét cổ điển qua những hình ảnh, vừa mang nét hiện đại thông qua từ ngữ. Bài thơ thể hiện nét đượm buồn, bao trùm toàn bộ không gian. Ra đời khi đất nước đang chống giặc, từng câu thơ tha thiết chất chứa nhiều nỗi niềm, ẩn chứa sự lo lắng và nỗi nhớ quê hương.
Chỉ với hình ảnh con sông dài và rộng, người đọc có thể cảm nhận rõ rệt tâm tư, tình cảm của mình. Nội dung bài thơ nói về cuộc đời nhỏ bé, lênh đênh trôi giữa dòng sông dài và rộng. The POET Magazine tóm tắt nội dung chính, thông tin tác giả, tác phẩm đầy đủ trong bài viết sau.
Nội dung bài thơ
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Về tác giả của bài thơ Tràng Giang
Huy Cận (1919 – 2005), tên thật là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (Hiện nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới diễn ra trong giai đoạn 1932 – 1945.
Tác giả bài thơ Tràng Giang có tham gia hoạt động cách mạng, ông đã giữ nhiều chức vụ cao thuộc Chính phủ nước ta. Một số vị trí ông đã đảm nhận gồm:
- Bộ trưởng Bộ canh nông
- Thứ Trưởng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục.
Phong cách thơ Huy Cận đầy tính suy tưởng và triết lý. Các tác phẩm được sáng tác xuyên suốt được phân thành 2 giai đoạn, dấu mốc chính là Cách mạng tháng 8.
Trước Cách mạng tháng 8 | Thơ Lửa thiêng (1939).
Kinh cầu tự được viết theo dạng văn xuôi (1942). Vũ trụ ca theo dạng thơ (1940 – 1942). |
Sau Cách mạng tháng 8 | Thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958).
Thơ Đất nở hoa (1960). Thơ Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973). Tiểu luận phê bình “Suy nghĩ về nghệ thuật” (1980 – 1982). |
Về tác phẩm Tràng Giang
Bài thơ Tràng Giang Huy Cận được sáng tác vào năm 1939 in trong sách Ngữ văn 12, được nhận định là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả này. Hình ảnh thiên nhiên được khắc họa đầy thơ mộng, thể hiện nét cổ điển được thể hiện thành công qua từng câu thơ.
Thông qua miêu tả cảnh, Huy Cận thành công thể hiện “cái tôi” trước cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn. Đó là sự cô đơn, lẻ loi, một nỗi buồn trong khung cảnh vắng lặng, không có dấu hiệu của một người nào khác xuất hiện tại đó. Lần lượt từng câu thơ ghép lại cũng một lần nữa bộc lộ cảm xúc, về lòng yêu nước thiết tha.
Tràng Giang thuộc thể thơ gì ?
Tràng Giang lớp 12 được viết theo thể thơ bảy chữ/thất ngôn trường thiên. Với loại thơ này, mỗi câu có 7 chữ và mang đậm phong cách Đường thi.
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Bài thơ được sáng tác vào chiều thu năm 1939, lúc đó tác giả đang đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng ngắm cảnh. Khung cảnh lúc bấy giờ gợi lên suy nghĩ về kiếp người trôi nổi giữa dòng đời, tạo cảm hứng sáng tác cho Huy Cận.
Xuất xứ bài thơ là trong tập Lửa Thiêng, tập thơ đầu tay của Huy Cận, sáng tác vào giai đoạn 1937 – 1940.
Đề tài của bài thơ Tràng Giang Văn 11 kết nối tri thức là gì?
Tràng Giang lớp 11 bộc lộ “cái tôi” cô đơn, lẻ loi giữa cảnh thiên nhiên vô cùng rộng lớn. Đồng thời, tác phẩm cũng nói lên lòng yêu nước thầm kín.
Ý nghĩa của Tràng Giang Văn 12 Chân trời sáng tạo là gì?
Lột tả bức tranh thiên nhiên với hoàng hôn, sông dài, trời rộng, cánh chim chiều, bóng chiều sa kết hợp với thuyền nước. Không gian được mở ra rộng lớn, hoang sơ.
Qua những hình ảnh của thiên nhiên thể hiện tâm trạng của con người:
- Cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong khoảng không rộng lớn.
- Nỗi buồn cho cảnh đất nước chịu nhiều áp bước, nói lên tình yêu nước sâu sắc.
Ý nghĩa tiêu đề của bài thơ Tràng Giang là gì?
Tiêu đề thể hiện nét cổ kính vì “Tràng Giang” chính là sông dài. Vần “ang” là nét đặc biệt và gây chú ý vì tạo được cảm nhận âm thanh vang vọng.
Chính yếu tố này khiến không gian như đang rộng mở hơn, dư âm vang xa hơn. Tiêu đề này cũng giúp tác giả thể hiện rõ nỗi buồn miên man và sự cô đơn giữa không gian quá rộng lớn, nỗi lo lắng tình yêu quê hương, đất nước.
Phương thức biểu đạt của bài thơ Tràng Giang là gì?
Phương thức biểu cảm.
Bố cục Tràng Giang
Bố cục của bài thơ được chia làm 2 phần chính:
- 2 khổ đầu: Điểm tô bức tranh thiên nhiên, kết hợp bộc lộ tâm trạng tác giả.
- 2 khổ cuối: Nhấn mạnh tình yêu đất nước thầm kín nhưng cũng rất sâu sắc.
Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?
Thể hiện bức tranh thiên nhiên rộng mở, nói lên nỗi sầu vì cái tôi cô đơn. Đồng thời, tác giả còn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
Giá trị nghệ thuật của Tràng Giang là gì?
Bài thơ chính là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Trong nội dung có sử dụng đối, tả cảnh đầy tính tạo hình, dùng nhiều từ láy biểu cảm.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong tác phẩm này gồm:
- Hình ảnh đối lập với củi một cành (Hình ảnh mộc mạc, nhỏ bé) với mấy dòng (Lớn lao, thiên nhiên rộng mở), nắng xuống – trời lên.
- Biện pháp nghệ thuật tượng trưng: Một cành khô lạc mấy dòng, bến cô liêu, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa.
- Biện pháp đảo ngữ: Củi một cành khô lạc mấy dòng => Nhấn mạnh về sự nhỏ bé và bơ vơ của con người.
- Ẩn dụ: “Nhớ sông dài” chính là nói đến nỗi nhớ của nhà thơ.
Sơ đồ tư duy của bài thơ Tràng Giang
Tóm tắt thơ Tràng Giang
Tràng Giang gợi cảm xúc nhớ nhà khi tác giả đang đứng trong không gian mênh mông rộng lớn, chỉ có cảnh sông nước của sông Hồng. Sóng vỗ liên tục dưới khoảng trời bao la , âm thanh vắng lặng, xa xôi làm sự cô đơn ngày càng tăng thêm.
Không chuyến đò nào, không có cây cầu kết nối, chỉ có bèo trôi làm khung cảnh trở nên buồn và cô cạnh. Không có khói hoàng hôn trên sông, nhưng nhà thơ vẫn luôn nhớ về quê hương. Cảnh thiên nhiên êm đềm có chút buồn và cô quạnh cũng khiến nhà thơ nhớ quê nhà trước tình cảnh “Nước mất nhà tan”.
Xem thêm:
- Học tốt ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo: Hướng dẫn chi tiết
- Thông tin chương trình văn 11 Kết nối tri thức đầy đủ
- Vợ Nhặt (Kim Lân) lớp 11: Thông tin tác giả, tác phẩm, nội dung chính
- Phân tích bài thơ Tràng Giang: Dàn ý và bài mẫu gợi ý
- Chuẩn bị soạn Tràng Giang: Trả lời câu hỏi sách 12 và 11 đầy đủ
- Tiếng thu (Lưu Trọng Lư): Thông tin tác phẩm
Lời kết
Tràng Giang là tác phẩm mang hơi hướng Đường thi, nhưng vẫn có sự kết hợp với phong cách hiện đại. Bài thơ hiện lên khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn, khắc họa thành công nỗi cô đơn và lòng yêu nước thầm kín của tác giả.