Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai là câu nói của ai? Tìm hiểu ý nghĩa câu nói
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai là câu nói của ai? Đã hơn 32 năm kể từ ngày ra đời của khẩu hiệu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai nhưng câu nói này vẫn là thông điệp nổi tiếng mà bất cứ ai cũng biết đến. Ngay cả tác giả Phùng Ngọc Hùng cũng không thể tưởng tượng được câu nói của mình lại có sức ảnh hưởng đến vậy.
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai là câu nói của ai?
Câu nói “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” của nhà thờ Phùng Ngọc Hùng nằm trong bài thơ cùng tên được ông sáng tác năm 1992. Ngay sau đó, nhạc sĩ Lê Mây đã chắp cánh âm nhạc cho bài thơ bằng giai điệu khỏe khoắn, tiết tấu vui nhộn như một lời nhắc nhở về trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em của mọi công dân Việt Nam.
Phùng Ngọc Hùng là nhà thơ quê Nghệ An sinh năm 1948, mất năm 2020. Ông từng du học ở Liên xô cũ và nguyên là Bí thư trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, kiêm Chủ tịch Hội đồng Đội Trung Ương, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Ông là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng về trẻ em, trong suốt sự nghiệp Phùng Ngọc Hùng được ban tặng rất nhiều giải thưởng văn học cao quý do Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Văn Nghệ, Báo Phụ nữ và các bộ ban ngành.
Ý nghĩa của câu Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai là gì?
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai có ý nghĩa khẳng định sự cần thiết, quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Trẻ em là chủ nhân tương lai của nhân loại, chúng ta cần chung tay bảo vệ quyền lợi, chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng như thể chất cho các em.
Hoàn cảnh ra đời câu nói Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai
Lê Mây từng chia sẻ, trong giờ giải lao của hội nghị toàn quốc về Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 1992, nhà thờ Phùng Ngọc Hưng đã đưa cho nhạc sĩ tờ báo có in bài thơ. Đêm hôm đó, Lê Mây lập tức phổ nhạc và hoàn thành ca khúc cùng tên để trình lên Thủ Tướng Chính Phủ,
Bất ngờ thay, hơn 300 đại biểu tham dự hội nghĩ đã nhanh chóng thuộc lời và cùng nhau cất tiếng hát đầy ý nghĩa ” Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Xin được nhắc ngàn lần hơn thế”. Kể từ đó, ca khúc trở thành bài hát chủ đề cho mọi hội nghị, chương trình có liên quan đến thiếu nhi tại Việt Nam.
Lời kết
Cha đẻ câu nói là nhà thờ Phùng Ngọc Hùng nhưng người khiến khẩu hiệu này nổi tiếng lại là nhạc sĩ Lê Mây. Dù tác giả là ai thì cũng không thể phủ nhận những ý nghĩa tuyệt vời về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em ẩn chứa trong câu nói này.
Cùng The POET magazine khám phá thêm những câu nói sâu sắc và ý nghĩa khác trong cuộc sống. Chúng bao gồm lời khuyên, triết lý giúp ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục cùng trách nhiệm xã hội:
👉 Câu nói trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng là của ai?
👉 Câu một dân tộc dốt là một dân tộc yếu là câu nói của ai?
👉 Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh có ý nghĩa gì?
👉 Tìm hiểu áp lực tạo nên kim cương tiếng Anh và phân tích ý nghĩa câu nói.