Tổng hợp văn khấn cúng chuồng trại – Ông Chuồng Bà Chuồng

Văn khấn cúng chuồng trại chăn nuôi được The POET magazine cập nhật chi tiết. Tổng hợp những bài lễ trong ngày này giúp gia chủ bày tỏ lòng biết ơn đến các vật và cầu mong một năm mới chăn nuôi suôn sẻ hơn.

Ý nghĩa văn cúng chuồng trại chăn nuôi là gì?

Lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng còn có tên gọi khác là Tết Trâu. Nghi lễ này được tổ chức nhằm cầu mong các vị thần cai quản có thể giúp đỡ gia đình chăn nuôi thuận lợi, vật nuôi khỏe mạnh.

Sau khi kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ đổ rượu vào miệng trâu đực, đổ trà vào miệng trâu cái. Cho các loài vật như bò, heo, gà ăn xôi bánh vừa cúng ngụ ý trừ tà giúp các con vật khỏe mạnh.

Lễ cúng chuồng trại chăn nuôi phổ biến ở vùng quê, đặc biệt các tỉnh chuyên về sản xuất nông nghiệp. Theo quan niệm của ông bà xưa, Tết Nguyên Đán là dịp mỗi nhà được nghỉ ngơi, đón Tết sau một năm vất vả.

văn cúng chuồng trại chăn nuôi
Lễ cúng chuồng trại chăn nuôi mang nhiều ý nghĩa đối với nông dân

Tương tự như thế, bất kỳ con vật nuôi nào cũng phải được ăn Tết. Tuy nhiên, lễ cúng chuồng trại hiện nay chỉ còn xuất hiện ở một số gia đình nông dân.

Ông Chuồng bà Chuồng là gì?

Ông Chuồng bà Chuồng là 2 vị thần cai quản chuồng chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà của các hộ gia đình ngày xưa.

Sự tích Ông Chuồng Bà Chuồng

Ngày xưa có hai vợ chồng nọ rất nghèo lại gặp hạn hán, mất mùa, không nuôi trồng nổi, hai vợ chồng đói lả qua ngày, uống nước cầm chừng. Hằng ngày, cả 2 vợ chồng phải đến vét bữa ăn thừa thãi từ các nhà giàu với hy vọng có được miếng cơm vào bụng nhưng thời buổi thiên tai, ai ai cũng đói kém nên không ai bỏ thừa cơm mà luôn cất lại.

Hai vợ chồng quá đói đành làm liều, đêm đêm lẻn vào chuồng heo nhà giàu, nhặt được mớ cháo cám mà heo ăn còn vương vãi mang về nấu lại mà ăn. Cũng nhờ đó, các chuồng heo 2 vợ chồng bước qua đều sạch sẽ, không bị mùi hôi.

Có lần tình cờ, một chủ nhà khó ngủ, nửa đêm thức giấc, đã phát hiện ra có kẻ lẻn vào chuồng heo, nghi ngờ trộm, chủ nhà lấy cây cọc giáng vào người hai bóng đen kia thật mạnh. Vì đánh trúng chỗ hiểm, 2 vợ chồng chết ngay. Biết đã lấy 2 mạng người lại sợ bị quan bắt, chủ nhà gọi tâm phúc đến đào đất cạnh chuồng heo chôn xác hai vợ chồng.

Chuyện cũng không ai biết vì cả làng đói kèm không ai để ý đến 2 vợ chồng nghèo khổ, nếu có cũng cho rằng họ đã bỏ xứ mà đi để kiếm miếng ăn. Nhưng chủ nhà thì đêm đêm nằm mơ thấy nạn nhân về đòi mạng. Ông đã cầu cúng nhiều lần nhưng vẫn bị ám đến mất ngủ, cơ thể suy nhược. Quá bất lực, chủ nhà đành cáo quan, kể rõ sự tình để chịu trừng phạt.

Quan tra án xét thấy chủ nhà ăn năn, lại không có ý làm chết người, hạ lệnh không truy cứu nhưng yêu cầu chủ nhà sửa sang mồ mả nạn nhân, hằng năm ngày kỵ phải cúng giỗ thành tâm.

Vì không biết danh tính 2 người chết, nên quan đặt tên họ là ông Chuồng, bà Chuồng. Chủ nhà y lời làm theo, từ hôm đó cũng không thấy hồn nạn nhân hiện về đòi mạng. Lạ thay, kể từ khi sửa sang mộ phần cúng giỗ đầy đủ, trâu bò, heo gà trong chuồng ngày một béo tốt. Chuyện lạ tràn lan, ai ai cũng cúng ông Chuồng bà Chuồng để vật nuôi khỏe mạnh, sinh sôi phát triển trong năm mới.

Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng vào ngày nào?

Lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng được thực hiện vào sáng mùng 4 Tết âm lịch. Ngày cúng chuồng trại năm nay là ngày 1 tháng 2 năm 2025 dương lịch.

Ngoài ra, dù có tên gọi là Tết Trâu nhưng đây cũng chính là dịp lễ cúng chuồng khi bắt đầu chăn nuôi các con vật khác như heo, bò, gà vịt,…

Cách cúng vuông tôm sẽ khác với cúng chuồng, bạn cần chú ý để chuẩn bị đúng lễ và cúng đúng ngày.

Lễ vật cúng Ông Chuồng Bà Chuồng gồm những gì?

Lễ vật cúng Ông Chuồng Bà Chuồng gồm những gì hầu như không có sự thay đổi giữa các vùng miền và các loài vật khác nhau như heo, gà, bò. Lễ vật thường được chuẩn bị khá đơn giản nhưng cần được chuẩn bị một cách thành tâm nhất và bắt buộc phải có những lễ vật sau:

  • Nhang đèn
  • Trái cây
  • Trầu cau
  • Thúng gạo
  • Giấy tiền vàng mã
  • Trà rượu
  • Bánh tét
  • Một bát đường đen

Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng mấy chén cháo?

Đáp án là tùy tâm vì cháo không phải lễ vật bắt buộc trong lễ cúng này. Bạn có thể cúng theo số lẻ như 1, 3 hoặc 5 chén.

cúng ông chuồng bà chuồng
Cần chuẩn bị lễ vật tươm tất

Bài cúng Ông Chuồng Bà Chuồng

Bài văn cúng chuồng trại chăn nuôi tại Việt Nam cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

… Thành, … huyện, … xã, … thôn, … xứ chi nguyên.

Tuế thứ … niên, … ngoạt, … Nhựt Tư nhơn tín chủ … cùng toàn gia đẳng.

Cung lễ tạ thần quan chuồng trại Xuân niên.

Thành tâm cẩn dụng phẩm vật, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi.

Cẩn ủy chủ bái … cẩn dĩ phỉ nghi.

VỌNG TẠ CHI VỊ

Cung vọng chư vị Ngưu lang thần quan, Trư lang thần quyện chi thần.

Quách nguyên căn chưởng chúa Ngưu Lang trư cùng chủ lang Lục súc chi thần.

Cặp thập loại hộ trì đồng lai phối hưởng

Xin chư vị phò hộ: Ngưu-Trư-Lục súc gia cầm …

Chung niên phát triển thành đạt.

PHỤC VỌNG CÁO VU

Cách cúng Ông Chuồng Bà Chuồng

Theo truyền thống từ xưa của ông bà ta, lễ cúng chuồng trại sẽ diễn ra như sau:

  • Tất cả các lễ vật cần được bày trên một mâm cúng và đặt trang nghiêm trước cổng chuồng gia súc hoặc gia cầm. Sau đó, gia chủ thắp hương, rót rượu và vái lạy để tạ ơn Ông Chuồng, Bà Chuồng đã bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
  • Sau khi cúng xong, gia chủ giữ lại vãng mã và dán lên thanh gỗ trước cổng chuồng trại. Những tờ giấy này được xem như “nồi hương” nơi Ông Chuồng, Bà Chuồng ngự giá và sẽ thay mới vào năm tiếp theo.
  • Đối với những gia chủ chăn nuôi trâu, gia chủ đến chuồng trâu đổ rượu vào miệng mũi trâu đực, đổ nước trà vào miệng mũi trâu cái, rồi lấy hai lá vàng bạc giấy dán hai sừng. Sau lễ cúng, họ sẽ phải lì xì hoặc cho những thúng gạo, bánh trái cho trẻ chăn trâu. Đây được xem như phần quà thưởng của cả một năm dành cho những người đã giúp đỡ họ.

Lễ cúng chuồng trại cần được chuẩn bị tươm tất. Ngoài những bài văn khấn thì chủ nhà cũng phải thành tâm thì lễ cúng mới có ý nghĩa.

Một số lưu ý khi làm lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng

Cúng chuồng trại chăn nuôi được xem là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người nông dân Việt Nam. Việc này giúp mang lại may mắn và thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp. Do đó, gia chủ khi cúng bài cúng chuồng trại cần lưu ý những điều sau:

  • Cúng chuồng trại sẽ không có hoa và áo binh.
  • Giấy cúng chuồng trại sẽ có bán sẵn.
  • Khi dâng hương, gia chủ bái 4 cái rồi rót rượu, sau đó bái thêm 2 cái và tránh đi nơi khác. Tiếp đó, chủ chăn cần vào rót nước bái tạ 4 cái và tiếp tục tránh đi nơi khác khoảng 1 phút. Sau cùng trở lại để đốt giấy.
  • Sau lễ cúng, gia chủ cần bưng cơm cúng hoặc một ít thức ăn cho heo, gà ăn. Riêng đối với trâu hoặc bò, cần phải có bó rau hoặc cỏ cho ăn con vật ăn.

Chủ chăn cần lưu ý thực hiện những điều trên để tránh sai sót và lễ cúng diễn ra được suôn sẻ.

Nếu làm nghề chài lưới, bạn nên tham khảo thêm một số lễ cúng sau:

Kết luận

Văn cúng chuồng trại chăn nuôi và những lưu ý trong lễ cúng được tổng hợp chi tiết tại The POET magazine. Hy vọng giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về lễ cúng này.

Mỗi lễ cúng đều mang ý nghĩa riêng, và để lễ cúng được diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật và văn khấn một cách chỉn chu nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet kubet