Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày (Văn 8): Tóm tắt, soạn bài
Đọc hiểu Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày đầy đủ, bám sát theo nội dung sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo. Chuẩn bị bài học kỹ lưỡng theo hướng dẫn của nhà biên soạn giúp học sinh hiểu rõ văn bản.
Giới thiệu tác phẩm Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày (Văn 8)
Tìm hiểu một số thông tin về văn bản Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8. Học sinh cần nắm rõ thể loại văn bản, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mỗi tác phẩm mang lại.
Tác phẩm Vắt cổ chày ra nước
Tổng quan Vắt cổ chày ra nước sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung bài. Qua đó, bạn có thể hiểu được văn bản mang đến những giá trị gì và bài học đúc rút từ tác phẩm.
- Thể loại: Truyện cười.
- Xuất xứ: In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, NXB Văn học 2009).
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Giá trị nội dung: Bố cục ngắn gọn, cái kết bất ngờ, có mâu thuẫn gây cười trong cả lời nói và hành động của nhân vật.
- Giá trị nghệ thuật: Phê phán những người sống bủn xỉn, ki bo, chỉ biết lợi ích cho mình.
- Tóm tắt văn bản Vắt cổ chày ra nước:
Chủ nhà sai một người đầy tớ về quê có việc, người này xin mấy đồng đi đường nhưng không được đồng ý. Bản tính ki bo, keo kiệt của chủ nhà chỉ cho người làm những vật dụng oái ăm, minh chứng cho thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.
Tác phẩm May không đi giày
Học sinh cũng nên tìm hiểu kỹ về tác phẩm May không đi giày thuộc chương trình ngữ văn 8. Một số điểm quan trọng được tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn văn bản.
- Thể loại: Truyện cười.
- Xuất xứ: In trong Tiếng cười dân gian Việt Nam, Trương Chính, Phong Châu sưu tầm, biên soạn và giới thiệu, NXB Khoa học Xã hội 1997.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Giá trị nội dung: Châm biếm và phê phán người có thói sống hà tiện, ki keo và bủn xỉn. Đồng thời, văn bản này cũng phê phán những người tiếc của không tiếc thân.
- Giá trị nghệ thuật: Truyện lật tẩy sự thật, tạo ra tiếng cười thông qua cốt truyện đầy bất ngờ. Trong tác phẩm cũng có bối cảnh gần gũi, thân thuộc giai đoạn phong kiến. Đây cũng là tác phẩm có mục đích châm biếm thói hư, tật xấu trong cuộc sống.
- Tóm tắt May không đi giày:
Có một người đàn ông tính hà tiện đi chân không ra chợ và vấp hòn đá chảy máu. Thay vì than đau, ông ta lại vui mừng vì đã không đi giày, vì nếu không thì giày đã rách mũi.
Chuẩn bị đọc cho phần soạn bài Vắt cổ chày ra nước
Trước khi đọc văn bản Vắt cổ chày ra nước và soạn văn lớp 8 học sinh soạn bài theo yêu cầu của sách giáo khoa. Mục đích chính của yêu cầu này là để bước đầu giúp bạn hình dung được khái niệm về sự keo kiệt.
– Theo em, thế nào là keo kiệt?
Theo em, keo kiệt là: Keo kiệt là từ dùng để chỉ những người hà tiện tới mức bủn xỉn, chỉ biết bo bo giữ của cho riêng mình.
Trải nghiệm cùng văn bản trong phần soạn văn 8 Vắt cổ chày ra nước
Trong quá trình soạn Vắt cổ chày ra nước đọc hiểu, học sinh trả lời đầy đủ các câu hỏi được đặt ra dựa trên gợi ý từ The POET Magazine (www.thepoetmagazine.org). Như vậy, bạn có thể hiểu rõ từng nội dung và ý nghĩa tác giả muốn truyền đạt.
1. Văn bản: Vắt cổ chày ra nước. Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?
Câu trả lời “- Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.” thế hiện nét tính cách keo kiệt, bủn xỉn, tính toán chi li, chỉ biết giữ của người chủ nhà.
2. Văn bản: May không đi giày. Vì sao lời giải thích của nhân vật ông hà tiện lại gây bất ngờ đối với người đọc?
Lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc vì:
Cách 1:
Lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc bởi có sự ngược đời, lạ đời, trái với quy luật tự nhiên, khi xảy ra sự cố mọi người sẽ lo cho sức khỏe, tính mạng nhưng nhân vật trong truyện lại sợ đôi giày bị rách mũi mặc ngón chân đang chảy máu của mình.
Cách 2:
Ông hà tiện không xót cho bàn chân mình (ngón chân chảy máu ròng ròng) mà lại đi xót cho chiếc giày. Thứ cần để quan tâm (ngón chân bị thương) gây đau đớn cho mình, tổn hại đến sức khỏe thì ông ta lại không quan tâm mà nghĩ mình còn may mắn vì không đi giày, nếu đi giày thì giày rách mất mũi giày.
Suy ngẫm và phản hồi
Sau khi đọc hiểu văn bản, học sinh còn một phần tổng quát hết lại các nội dung đã tìm hiểu trước đó. Nội dung này giúp bạn đánh giá lại mức độ hiểu của mình.
1. Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không? Vì sao?
Xác định đề tài của hai truyện trên: Phê phán, chế giễu những người có thói quen sống hà tiện, keo kiệt.
Theo em, nhan đề “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày” có thể hiện được nội dung của mỗi chuyện, vì:
Nhan đề đã đề cập đến đối tượng được nhắc đến trong truyện để gửi gắm thông điệp giá trị. Nghĩa là thông qua nhan đề, người đọc đoán được nội dung cũng như biết được đối tượng văn bản hướng đến.
Câu 2: Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?
Em nhân xét về bối cảnh của hai truyện trên là:
Bối cảnh ở văn bản 1: bối cảnh không xác định.
Bối cảnh ở văn bản 2: trên đường ra chợ.
Câu 3: Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật của truyện cười?
Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật của truyện cười là:
Loại nhân vật mang những thói quen xấu phổ biến trong xã hội.
Câu 4: Dựa vào bảng dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong thủ pháp gây cười ở hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày.
Thủ pháp | Điểm giống nhau | Điểm khác nhau | |
Vắt cổ chày ra nước | May không đi giày | ||
1. Tạo tình huống trào phúng | Kết hợp khéo léo lời người kể và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật tạo nên những liên tưởng, bất ngờ, hài hước, thú vị. | Tình huống trào phúng được tạo ra một cách bất ngờ từ câu trả lời của người đầy tớ: chế giễu sự keo kiệt của người chủ nhà. | Tình huống trào phúng được tạo ra từ chính câu trả lời của “ông tính hà tiện” về “cái may” của mình. |
2. Sử dụng các biện pháp tu từ | Dùng lối chơi chữ. | Lối nói chơi chữ đến từ cách nói xỏ xiên của người đầy tớ trong câu chuyện. | Lối nói chơi chữ được tạo ra từ cách giải thích từ “may” của “ông hà tiện” trong câu chuyện. |
Câu 5: Câu nói: “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “… mây là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề truyện?
Câu nói: “Dạ, vắt cổ chày ra nước” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện “Vắt cổ chày ra nước” và câu nói: “… may là vì tôi không đi giày! Chứ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện “May không đi giày” có vai trò trong thể hiện chủ đề của truyện là: giúp tạo nên tình huống trào phúng, gây tiếng cười và thể hiện rõ nội dung của truyện: phê phán những kẻ có tính hà tiện, keo kiệt.
Câu 6: Theo em, tác giả dân gian các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhân xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.
Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên với mục đích:
Tạo tiếng cười nhằm mục đích phê phán, châm biếm, chế giễu các thói hư tật xấu của con người trong xã hội này.
Nhân xét về cách nhìn nhận cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các câu chuyện cười này:
– Thể hiện sự vui vẻ, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống; đồng thời dũng những mẫu chuyện cười để châm biếm thói hư tật xấu.
– Thông qua câu chuyện cười, ông cha muốn nhắc nhở, khuyên nhủ con người cần phải bỏ thói hư tật xấu, xây dựng cho mình lối sống tốt, tích cực, lành mạnh.
Câu 7: Viết một đoạn văn (khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.
Trong cuộc sống của chúng ta, biểu hiện giữa keo kiệt và tiết kiệm có một ranh giới mong manh, nếu không hiểu rõ bản chất của từng tính cách này, nhiều bạn sẽ đánh giá sai lệch về giá trị của một con người. Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình. Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí. Ví dụ khi cùng chi tiêu để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ chỉ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Câu hỏi khác khi soạn bài
Một số câu hỏi ngoài bài soạn cũng được đưa ra để hiểu rõ nội dung, thông điệp từ tác phẩm Vắt cổ chày ra nước. Học sinh tham khảo để rút ra bài học đúc kết từ Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày.
Tác giả của truyện Vắt cổ chày ra nước là ai?
Người sáng tác ra Vắt cổ chày ra nước là tác giả dân gian.
Em rút ra những bài học gì sau khi đọc xong câu chuyện Vắt cổ chày ra nước?
Bài học rút ra là người sống keo kiệt, hà tiện xuất hiện trong mọi thời đại. Tiết kiệm là tốt nhưng không nên quá ki bo, vật chất chỉ là vật ngoài thân và có chức năng phục vụ cuộc sống của con người.
Xem thêm:
- Văn bản Khoe của và Con rắn vuông: Tóm tắt, soạn bài
- Nội dung Tiếng cười có lợi ích gì (O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn): Sơ đồ tư duy, bố cục
Kết luận
Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày là tác phẩm nói về tính cách keo kiệt, bủn xỉn, tính toán chi li. Thông qua phần soạn văn, học sinh có thể nắm rõ được thế nào là keo kiệt và xây dựng cho mình lối sống thích hợp. Tiết kiệm không phải là chi li, mà là xem xét nên chi tiêu thế nào cho hợp lý.