Vợ Nhặt (Kim Lân) lớp 11: Tóm tắt, thông tin tác giả – tác phẩm

Vợ nhặt của Kim Lân luôn được xem là truyện ngắn kinh điển về đề tài cuộc sống nông thôn. Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, bức tranh ảm đạm và đói nghèo thảm khốc được hiện lên một cách sinh động và tinh tế.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của Vợ nhặt được thể hiện và được đánh giá cao dưới nhiều góc độ khác nhau. Cùng ThePOETmagazine (www.thepoetmagazine.org) tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm để có cái nhìn toàn diện nhất về tác phẩm.

Nội dung bao quát của tác phẩm Vợ nhặt

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nội dung Vợ nhặt là bức tranh hiện thực phản ánh nạn đói khủng khiếp vào năm 1945.

Trong hoàn cảnh đói nghèo cùng cực, thậm chí là đối mặt với cái chết, con người vẫn khao khát được thương yêu và hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước. Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua phần giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt được tổng hợp dưới đây.

Về tác giả Vợ nhặt 11 kết nối tri thức

Tác giả Vợ nhặt là nhà văn Kim Lân. Ông sinh năm 1920 tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Thuở nhỏ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chỉ học vừa hết tiểu học ông đã bắt đầu mưu sinh.

Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc và tích cực tham gia các hoạt động sáng tác phục vụ cách mạng. Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về người nông dân và làng quê Việt Nam đương thời.

tác phẩm vợ nhặt
Tác phẩm Vợ nhặt do nhà văn Kim Lân sáng tác

Với ngòi bút sinh động, ông đã khắc họa thành công đời sống sinh hoạt vùng quê gần gũi, đồng thời gửi gắm những giá trị sâu sắc đến bạn đọc. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó không thể đến như Làng, Nên vợ nên chồng, con chó xấu xí,..

Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho những cống hiến không ngừng nghỉ của mình.

Về tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân

Sau khi tìm hiểu Vợ nhặt của ai và sơ lược về tác giả Kim Lân, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để am hiểu toàn diện hơn về truyện ngắn này.

Vợ nhặt được in trong tác phẩm nào?

Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”, xuất bản năm 1962. Tiền thân của tập truyện này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết dang dở nhưng bị mất bản thảo.

Vợ nhặt sáng tác năm nào?

Năm 1954, Kim Lân chính thức cho ra mắt tác phẩm Vợ nhặt.

Vợ nhặt thuộc thể loại gì?

Vợ nhặt thuộc thể loại truyện ngắn.

Đề tài tác phẩm

Tác phẩm phản ánh đời sống của người lao động trong bối cảnh vùng quê Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến.

Hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt

Vợ nhặt tái hiện hoàn cảnh khốn cùng của người dân trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Cuộc sống trôi nổi, bấp bênh đến tột độ khiến con người phải bán rẻ đi phẩm giá của chính mình.

Vợ nhặt có mấy nhân vật chính?

Các nhân vật trong tác phẩm Vợ nhặt bao gồm: Tràng, Thị và cụ Tứ – mẹ của Tràng. Trong đó, Tràng là nhân vật chính được tác giả Kim Lân kỳ công khắc họa.

Phương thức biểu đạt của Vợ nhật

Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là tự sự và miêu tả.

Bố cục Vợ nhặt

Truyện ngắn được chia thành 4 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “mặt bần thần”: Tràng dẫn Thị về nhà.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “đẩy xe bò về”: Hoàn cảnh Tràng “nhặt” được vợ.
  • Phần 3: Tiếp theo đến “chảy xuống ròng ròng”: Tâm trạng của cụ Tứ khi gặp con dâu.
  • Phần 4: Còn lại: Nhà cụ Tứ vào hôm sau và niềm hy vọng về tương lai tươi sáng.

Ngôi kể Vợ nhặt

Tác giả tác phẩm Vợ nhặt sử dụng ngôi thứ ba để kể chuyện, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và đa chiều hơn.

Giá trị nghệ thuật Vợ nhặt

Vợ nhặt được xây dựng dựa trên bối cảnh có thật, độc đáo nhưng hết sức gần gũi và tự nhiên. Thông qua nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét và tinh tế.

Giá trị nhân đạo của Vợ nhặt

Tác phẩm là bức tranh ảm đạm trong cảnh đói kém khủng khiếp do chế độ thực dân phong kiến gây ra. Trong hoàn cảnh đó, con người vẫn khao khát được yêu thương và luôn hướng tới tương lai tươi sáng phía trước.

Thông điệp của tác phẩm Vợ nhặt

Vợ nhặt mang đến thông điệp sâu sắc về giá trị con người và niềm tin trong cuộc sống. Mỗi con người đều mang vẻ đẹp thiện lương, tình yêu thương dù trong những nghịch cảnh oái oăm nhất.

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt

Vợ nhặt là các nói châm biếm phản ánh số phận bi thảm của người phụ nữ trong nạn đói 1945. Người ta phải cưới hỏi lễ nghi trang trọng mới lấy được nay lại dễ dàng “nhặt” được một cách vô tình.

Sơ đồ tư duy Vợ nhặt

Nắm cốt truyện Vợ nhặt và những chi tiết trọng tâm thông qua sơ đồ tư duy để tăng hiệu quả ghi nhớ.

Sơ đồ tóm tắt Vợ nhặt:

sơ đồ tư duy vợ nhặt
Sơ đồ tư duy Vợ nhặt

Tác giả tác phẩm lớp 11 về nhà văn Kim Lân và Vợ Nhặt được cung cấp đầy đủ. Học sinh cần nắm được những điểm cơ bản này để có thể hiểu hết giá trị mà ông muốn truyền tải.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt

Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân từ ngắn gọn đến chi tiết nhất được tổng hợp đầy đủ giúp bạn chủ động và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình học tập.

Mẫu 1 –  Tóm tắt Vợ nhặt ngắn nhất

Nạn đói hoành hành khiến người chết như rơm như rạ. Tràng – một chàng trai thô kệch làm nghề kéo xe bò thuê, sống cùng mẹ già ở xóm ngụ cư. Một lần kéo xe lên tỉnh, anh gặp một cô gái có vẻ tiều tụy, đói rách. Sau vài lời nửa đùa, nửa thật và một bữa ăn “thịnh soạn” với 4 bát bánh đúc, cô đã theo Tràng về nhà làm vợ. Cụ Tứ – mẹ Tràng vừa buồn – vừa lo khi nghĩ tới tương lai u ám phía trước. Nhưng sau tất cả, người mẹ với tấm lòng bao dung tiếp nhận con dâu với sự hồ hởi nhất. Dù đối diện với nghèo đói và chết chóc, nhưng Tràng vẫn luôn khao khát yêu thương và hướng tới tương lai tươi sáng. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh Việt Minh phá kho thóc trong tiếng trống thúc thuế và cơ đỏ vàng bay phấp phới.

vợ nhặt
Thị giúp Tràng đẩy xe bò trong tác phẩm Vợ nhặt

Mẫu 2 – Tóm tắt Vợ nhặt lớp 11

Nhân vật chính của tác phẩm Vợ nhặt là Tràng- một chàng trai thô kệch, xấu xí và ế vợ. Tràng có một cuộc sống lam lũ với mẹ già – cụ Tứ trong xóm ngụ cư.

Trong bối cảnh nạn đói năm 1945, cả nước chìm trong không khí tang thương và chết chóc. Tràng đẩy xe bò lên tỉnh thì gặp được Thị – một cô gái có vẻ ngoài tiều tụy. Sau vài câu nói bâng đùa, Tràng mời cô ăn một bữa, cô ăn liền 4 bát bánh đúc và đồng ý theo anh về nhà.

Tràng dẫn Thị về nhà trước ánh mắt ngạc nhiên của mọi người. Cụ Tứ cũng không giấu nổi sự bàng hoàng trước hoàn cảnh trớ trêu này. Bà thầm mừng vì con trai đã có vợ nhưng cũng cảm thấy vô cùng lo lắng, buồn tủi về tương lai nghèo khổ, mịt mờ phía trước. Nhưng sau tất cả, bà vẫn đón chào con dâu bằng tấm lòng nhân hậu và bao dung nhất.

Sáng hôm sau, mọi thứ dường như đếu thay đổi. gọn gàng và sạch sẽ hơn. Tràng mơ màng cảm nhận được trọng trách lớn lao của một người chồng. Cả gia đình sum họp với bữa “cơm” đạm bạc như hạnh phúc: cháo và một nồi “chè” cám heo. Trong cả bữa ăn, Thị kể về Việt Minh phá kho thóc cứu đói ở Thái Nguyên, Bắc Giang, hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới.

Mẫu 3 – Tóm tắt Vợ nhặt kết nối tri thức

Trong khung cảnh chiều tà trong nạn đói chết người 1945, Tràng – một chàng trai ngờ nghệch, xấu xí ung dung dẫn một người phụ nữ về làm vợ. Chẳng cần cỗ cưới linh đình, Tràng chỉ tốn 4 bát bánh đúc và vài câu nói bông đùa để đưa nàng về nhà.

Nhìn thấy cơn trai dẫn người lạ trở về, bà cụ Tứ vừa buồn vừa lo. Trong cái cảnh đói khát, chết chóc rình rập này, thêm một miệng ăn là cả một vấn đề lớn. Dù mừng khi con có vợ, nhưng bà nặng lòng và buồn tủi về hoàn cảnh trớ trêu của con trai và gia đình mình.

Sáng hôm sau, cô dâu mới xăm xăm quét dọn, khiến cả căn nhà trở nên ngăn nắp và sáng sủa hơn. Cảm giác nặng nề của cụ Tứ như được trút bỏ phần nào, bà chuẩn bị một bữa ăn “thịnh soạn” nhất có thể để đón chào con dâu với lòng bao dung của người mẹ. Bữa ăn chỉ có cháo loãng và nồi chè cám, nhưng không khí vẫn tràn ngập tình yêu và hy vọng về một tương lai tươi sáng phía trước.

Xem thêm:

Kết luận

Vợ nhặt gây ấn tượng và hứng thú cho bạn đọc ngay từ tiêu đề độc đáo. Không chỉ thành công khắc họa thành công tính cách nhân vật, Kim Lân còn mang đến một bức tranh toàn cảnh trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *