Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến thế nào và tại sao?

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến có cơ sở rõ ràng, đó là ba bài thơ mùa thơ. Dù chỉ là vịnh cảnh một mùa trong năm, vị thi sĩ gốc Hà Nam vẫn thể hiện rõ tài hoa của mình, hiếm ai sánh bằng.

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến như thế nào?

Xuân Diệu cho rằng Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, trong đó làng cảnh chỉ hình ảnh quê hương. Ông cho rằng vị thi sĩ tài hoa đã khắc họa những thứ dung dị rất thành công, đi sâu vào lòng người.

xuân diệu nhận xét về nguyễn khuyến
Nguyễn Khuyến là nhà thơ về làng cảnh Việt Nam

Cơ sở để “Ông hoàng thơ tình yêu” có đánh giá này là dựa vào ba bài thơ Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Cả ba có điểm chung là mô tả không gian mùa thu nhưng đều xét trong hệ quy chiếu là làng quê Việt.

Lý giải nhận xét của Xuân Diệu về Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là minh chứng điển hình cho việc người tài nhưng không tranh đấu với đời. Ông sớm chọn cuộc sống hoà mình với thiên nhiên, ẩn cư giữa núi rừng tươi đẹp.

Có lẽ cũng vì thế mà từng câu thơ của ông mang theo nét bình đạm, trầm lắng không thể phủ nhận. Ông chủ yếu vịnh cảnh làng quê yên ả, sinh hoạt đời thường của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nổi tiếng nhất của ông chính là ba tác phẩm viết về mùa thu nhưng không hề trùng lặp: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

Nếu đi sâu vào phân tích ba bài thơ sẽ thấy Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến hoàn toàn chính xác. Nguyễn Khuyến thể hiện cái tài ở chỗ chỉ với một chủ đề nhưng lại mang đến cho người đọc những góc nhìn và xúc cảm khác nhau.

Thu vịnh

Bài thơ là bức tranh chỉnh tề về mùa thu với bầu trời, cây cối, ngọn cỏ, gió lay, ánh trăng, mặt hồ, chùm hoa. Chỉ với đôi ba câu thơ, Nguyễn Khuyến đã đưa người đọc đắm chìm vào không gian làng quê Việt Nam rộng lớn, sáng bừng giữa tiết trời lành lạnh.

xuân diệu nói về thơ của Nguyễn Khuyến
Những dòng thơ tả cảnh thiên nhiên gần gũi, luật thơ chặt chẽ

Cảnh thu trong Thu vịnh hiện lên rất hồn hậu và bình lặng. Người đọc có thể cảm nhận được sự thanh khiết của không khí, mùa thu dịu nhẹ chạm vào làn da và tận sâu trái tim của mình.

Vẻ đẹp thanh tao của chốn thôn quê hiện lên đẹp đến thế, trong lành đến thế.

Thu điếu

Bài thơ mang đến góc nhìn thơ mộng và lãng mạn hơn, có sự xuất hiện của người câu cá như đại diện cho chính thi sĩ Nguyễn Khuyến. Ông sử dụng góc nhìn của con người giữa ao thu yên ả để miêu tả cảnh núi rừng nhuốm màu thu vàng.

Mở đầu bài thơ vẫn là một khung cảnh bình yên của làng quê Bắc Bộ nhưng không có bất cứ tiếng ồn nào. Thế giới trong suốt tĩnh lặng hiện lên trên mặt nước, con người cũng không nỡ khuấy động sự yên ắng đó.

Chính sự vật phá vỡ sự bình nhiên đó với gợn sóng biếc, chiếc lá vàng đưa vèo, cá đớp động chân bèo.

Thu ẩm

Vẫn là góc nhìn từ con người nhưng lúc này ánh mắt đã nhuốm hơi rượu nồng nàn. Cảnh vật hiện lên dường như yên tĩnh nhưng lại như có hồn thông qua cái nhìn chất chứa nỗi niềm của cá thể.

Theo Xuân Diệu, Thu ẩm không đơn thuần là cảnh tại một thời điểm trong mùa nữa. Bài thơ là sự tổng hợp của nhiều giai đoạn, sự chuyển dời của phong cảnh làng quê trong không gian tĩnh mịch, u tối.

Từng cảnh sắc như chuyển động trước mắt người đang say, mang đến cảm giác phi thời gian, lâng lâng và chông chênh. Con người như trôi nổi bồng bềnh giữa hơi men và thiên nhiên tươi đẹp nhưng trầm buồn.

Kết luận

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn của một nhà phê bình văn học, một đồng nghiệp và một người thưởng thức nghệ thuật. Ông hoàn toàn đúng đắn khi chọn ba bài thơ về mùa thu để minh chứng cho nhận định của mình.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet